Chưa rõ số lượng UAV Iran có trong tay Nga, nhưng nếu Nga thực sự có tới 1.000 UAV do Iran cung cấp, thì chúng cũng chủ yếu được sử dụng để đối phó với vũ khí NATO, hiện đang có mặt trong quân đội Ukraine. Đây có thể là một mối đe dọa lớn đối với quân đội Ukraine.Những thành công ban đầu của UAV do Iran cung cấp cho Nga tại chiến trường Ukraine được ghi nhận; nhưng vẫn còn phải xem liệu số UAV do Iran sản xuất, mà quân đội Nga sử dụng, sẽ phát huy kết quả ra sao, sau màn ra mắt “ấn tượng” của loại UAV này.Kể từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Nga hạn chế sử dụng UAV để tấn công chủ lực Ukraine, mà chỉ tập trung sử dụng trực thăng vũ trang và máy bay tấn công để ném bom hoặc phóng tên lửa, vừa tốn kém, vừa nguy hiểm. Cuối cùng, sau khi chịu ít nhiều tổn thất, Nga nhận ra điều đó và bắt đầu nhập khẩu UAV tấn công. Mới đây, tờ Wall Street Journal của Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn với Đại tá Rodion Kuragin, chỉ huy Lữ đoàn Pháo binh số 92 của Quân đội Ukraine, đã xác nhận rằng, bắt đầu từ cuối tháng 8 vừa qua, quân đội Nga đã sử dụng UAV tự sát Shahid-136 do Iran sản xuất ở mặt trận Kharkov. Theo một số thông tin, quân đội Nga đã đặt tên cho UAV Shahed-136 mà Iran bàn giao là UAV Geran-2. Ngay trong trận đầu tham chiến, UAV Geran-2 đã phá hủy một khẩu lựu pháo M777 của Ukraine, mà Mỹ mới viện trợ; sau đó liên tiếp phá hủy 4 pháo tự hành và 2 xe bọc thép BTR của Quân đội Ukraine.Sau đó Iran cũng thừa nhận rằng, họ đã xuất khẩu UAV tấn công cho “một quốc gia lớn” và số lượng xuất khẩu tới 1.000 chiếc. Có vẻ như quân đội Nga sẽ sử dụng chúng để săn lùng và tiêu diệt các loại vũ khí do Mỹ sản xuất như hệ thống phóng tên lửa cơ động HIMARS; nhưng liệu số UAV Geran-2 thực sự có thể thay đổi cục diện chiến trường? Có thể khẳng định, những thành công UAV do Iran sản xuất, tham chiến tại chiến trường Ukraine, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Iran, khi nước này đang cố gắng khôi phục lại hào quang một thời của Đế chế Ba Tư. Lý do nền công nghiệp quân sự mạnh, là một trong những điều kiện tiên quyết, để Iran trở thành một quốc gia hùng mạnh. Mặc dù đã bị các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ trừng phạt trong nhiều năm, khiến nền kinh tế của Iran gặp nhiều khó khăn; nhưng ngược lại, nền công nghiệp quốc phòng của Iran lại luôn phát triển. Iran có thể chế tạo từ máy bay chiến đấu đến tên lửa đạn đạo. Về công nghiệp chế tạo UAV, Iran đã có chiến lược sử dụng UAV từ lâu và khởi đầu là dùng chính những chiếc UAV thu giữ được của Mỹ, để nghiên cứu công nghệ và chế tạo ra những phiên bản UAV của riêng mình.Việc xuất khẩu UAV của Iran sang Nga, chắc chắn sẽ tạo khởi đầu thuận lợi, để Iran mở cửa thị trường vũ khí quốc tế và tìm ra cách mới để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ.Hiện có ba chỉ số để đo lường mức độ thông tin hóa của quân đội, một là khả năng tác chiến điện tử, đó là có thể chế áp điện tử đối phương một cách hiệu quả, phá hủy hệ thống liên lạc chỉ huy của đối phương hay tiến hành chống nhiễu; Hai là khả năng tấn công mạng trung tâm của đối phương trong thời chiến, làm tê liệt hệ thống chỉ huy; thứ ba là khả năng chiến đấu không người lái, tức là sử dụng các thiết bị không người lái khác nhau để chiến đấu.Trên thực tế, Liên Xô/Nga cũng đã nghiên cứu rất nhiều về UAV, chẳng hạn như khi Mỹ đang phát triển dòng UAV "Ong lửa", thì Phòng thiết kế Tupolev cùng thời điểm đã phát triển loại Tu-121 tấn công và Tu-123 do thám. Nhưng do quyết định ưu tiên phát triển tên lửa và máy bay ném bom, Tu-121 đã bị loại biên, nhưng Tu-123 vẫn được giữ lại để làm phương tiện trinh sát cho lục quân.Có vẻ như chiến lược phát triển của UAV của Liên Xô đã bị lệch hướng và kết quả là Nga cũng đã đi nhầm đường khi họ cho rằng, UAV chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ trinh sát; còn nhiệm vụ yểm trợ tiền tuyến và tấn công mặt đất là việc của máy bay cường kích và máy bay ném bom; do vậy không cần phải phát triển nhiều UAV.Những gì xảy ra sau đó cũng là điều hợp quy luật logic, do sai lầm trong chiến lược phát triển UAV tấn công, cũng như thiếu các loại vũ khí dẫn đường chính xác, nên quân đội Nga đơn giản là không thể chế áp được hỏa lực hỗ trợ của NATO do quân đội Ukraine trang bị.Do quân đội Nga thiếu khả năng giám sát và trinh sát chuyên sâu trên chiến trường và nhất là thiếu các UAV giám sát đủ mạnh, nên bị quân đội Ukraine nhiều lần sử dụng tên lửa HIMARS để đánh du kích; nhưng không có cách nào chống lại được. Yếu tố quyết định trên chiến trường Nga-Ukraine lúc này không phải là cách đánh của hai bên, mà là cách Nga đối phó với vũ khí cũng như chiến thuật của NATO, đặc biệt là khi Mỹ đứng sau Ukraine. Hơn nữa rất khó để nói rằng, một cuộc chiến tổng lực luôn sẽ có phần thắng giành cho bên kia. Việc các bên có từ một hoặc hai loại vũ khí vượt trội (trừ vũ khí hạt nhân) sẽ không thể quyết định thắng bại cơ bản.
Chưa rõ số lượng UAV Iran có trong tay Nga, nhưng nếu Nga thực sự có tới 1.000 UAV do Iran cung cấp, thì chúng cũng chủ yếu được sử dụng để đối phó với vũ khí NATO, hiện đang có mặt trong quân đội Ukraine. Đây có thể là một mối đe dọa lớn đối với quân đội Ukraine.
Những thành công ban đầu của UAV do Iran cung cấp cho Nga tại chiến trường Ukraine được ghi nhận; nhưng vẫn còn phải xem liệu số UAV do Iran sản xuất, mà quân đội Nga sử dụng, sẽ phát huy kết quả ra sao, sau màn ra mắt “ấn tượng” của loại UAV này.
Kể từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, quân đội Nga hạn chế sử dụng UAV để tấn công chủ lực Ukraine, mà chỉ tập trung sử dụng trực thăng vũ trang và máy bay tấn công để ném bom hoặc phóng tên lửa, vừa tốn kém, vừa nguy hiểm. Cuối cùng, sau khi chịu ít nhiều tổn thất, Nga nhận ra điều đó và bắt đầu nhập khẩu UAV tấn công.
Mới đây, tờ Wall Street Journal của Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn với Đại tá Rodion Kuragin, chỉ huy Lữ đoàn Pháo binh số 92 của Quân đội Ukraine, đã xác nhận rằng, bắt đầu từ cuối tháng 8 vừa qua, quân đội Nga đã sử dụng UAV tự sát Shahid-136 do Iran sản xuất ở mặt trận Kharkov.
Theo một số thông tin, quân đội Nga đã đặt tên cho UAV Shahed-136 mà Iran bàn giao là UAV Geran-2. Ngay trong trận đầu tham chiến, UAV Geran-2 đã phá hủy một khẩu lựu pháo M777 của Ukraine, mà Mỹ mới viện trợ; sau đó liên tiếp phá hủy 4 pháo tự hành và 2 xe bọc thép BTR của Quân đội Ukraine.
Sau đó Iran cũng thừa nhận rằng, họ đã xuất khẩu UAV tấn công cho “một quốc gia lớn” và số lượng xuất khẩu tới 1.000 chiếc. Có vẻ như quân đội Nga sẽ sử dụng chúng để săn lùng và tiêu diệt các loại vũ khí do Mỹ sản xuất như hệ thống phóng tên lửa cơ động HIMARS; nhưng liệu số UAV Geran-2 thực sự có thể thay đổi cục diện chiến trường?
Có thể khẳng định, những thành công UAV do Iran sản xuất, tham chiến tại chiến trường Ukraine, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Iran, khi nước này đang cố gắng khôi phục lại hào quang một thời của Đế chế Ba Tư. Lý do nền công nghiệp quân sự mạnh, là một trong những điều kiện tiên quyết, để Iran trở thành một quốc gia hùng mạnh.
Mặc dù đã bị các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ trừng phạt trong nhiều năm, khiến nền kinh tế của Iran gặp nhiều khó khăn; nhưng ngược lại, nền công nghiệp quốc phòng của Iran lại luôn phát triển. Iran có thể chế tạo từ máy bay chiến đấu đến tên lửa đạn đạo.
Về công nghiệp chế tạo UAV, Iran đã có chiến lược sử dụng UAV từ lâu và khởi đầu là dùng chính những chiếc UAV thu giữ được của Mỹ, để nghiên cứu công nghệ và chế tạo ra những phiên bản UAV của riêng mình.
Việc xuất khẩu UAV của Iran sang Nga, chắc chắn sẽ tạo khởi đầu thuận lợi, để Iran mở cửa thị trường vũ khí quốc tế và tìm ra cách mới để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Hiện có ba chỉ số để đo lường mức độ thông tin hóa của quân đội, một là khả năng tác chiến điện tử, đó là có thể chế áp điện tử đối phương một cách hiệu quả, phá hủy hệ thống liên lạc chỉ huy của đối phương hay tiến hành chống nhiễu;
Hai là khả năng tấn công mạng trung tâm của đối phương trong thời chiến, làm tê liệt hệ thống chỉ huy; thứ ba là khả năng chiến đấu không người lái, tức là sử dụng các thiết bị không người lái khác nhau để chiến đấu.
Trên thực tế, Liên Xô/Nga cũng đã nghiên cứu rất nhiều về UAV, chẳng hạn như khi Mỹ đang phát triển dòng UAV "Ong lửa", thì Phòng thiết kế Tupolev cùng thời điểm đã phát triển loại Tu-121 tấn công và Tu-123 do thám. Nhưng do quyết định ưu tiên phát triển tên lửa và máy bay ném bom, Tu-121 đã bị loại biên, nhưng Tu-123 vẫn được giữ lại để làm phương tiện trinh sát cho lục quân.
Có vẻ như chiến lược phát triển của UAV của Liên Xô đã bị lệch hướng và kết quả là Nga cũng đã đi nhầm đường khi họ cho rằng, UAV chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ trinh sát; còn nhiệm vụ yểm trợ tiền tuyến và tấn công mặt đất là việc của máy bay cường kích và máy bay ném bom; do vậy không cần phải phát triển nhiều UAV.
Những gì xảy ra sau đó cũng là điều hợp quy luật logic, do sai lầm trong chiến lược phát triển UAV tấn công, cũng như thiếu các loại vũ khí dẫn đường chính xác, nên quân đội Nga đơn giản là không thể chế áp được hỏa lực hỗ trợ của NATO do quân đội Ukraine trang bị.
Do quân đội Nga thiếu khả năng giám sát và trinh sát chuyên sâu trên chiến trường và nhất là thiếu các UAV giám sát đủ mạnh, nên bị quân đội Ukraine nhiều lần sử dụng tên lửa HIMARS để đánh du kích; nhưng không có cách nào chống lại được.
Yếu tố quyết định trên chiến trường Nga-Ukraine lúc này không phải là cách đánh của hai bên, mà là cách Nga đối phó với vũ khí cũng như chiến thuật của NATO, đặc biệt là khi Mỹ đứng sau Ukraine.
Hơn nữa rất khó để nói rằng, một cuộc chiến tổng lực luôn sẽ có phần thắng giành cho bên kia. Việc các bên có từ một hoặc hai loại vũ khí vượt trội (trừ vũ khí hạt nhân) sẽ không thể quyết định thắng bại cơ bản.