Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với truyền thông Nga, Tổng thống nước Cộng hòa tự trị Tatarstan (thuộc Nga) Rustam Minnikhanov tiết lộ cho biết, sau thành công của hai cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thuộc Đề án 11661E, Việt Nam đang xem xét khả năng đặt hàng Nga bộ đôi tàu Gepard tiếp theo từ nhà máy đóng tàu Zelendolsk, đây cũng là nơi đóng mới các tàu Gepard trước đây cho Hải quân Việt Nam.Một nguồn tin khác từ phía Nhà máy Zelenodolsk cho biết, Việt Nam đang quan tâm tới biến thể tàu hộ vệ Gepard Nga đang sử dụng ở chiến trường Syria, đồng nghĩa với việc các tàu này sẽ được trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Vậy biến thể nào của gia đình tàu hộ vệ Gepard được trang bị loại tên lửa tấn công tối thượng của Hải quân Nga?Ở thời điểm hiện tại, Hải quân Nga cũng như duy nhất trên thế giới chỉ có duy nhất một tàu hộ vệ tên lửa Gepard được trang bị tên lửa hành trình Kalibr chính là tàu Dagestan "693" thuộc Đề án 11661K của Hải quân Nga. Đây là tàu Gepard thứ 2 của Hải quân Nga sau chiếc Tatarstan. Con tàu này được đưa vào biên chế Hải quân Nga vào ngày 28/11/2012.Tàu Dagestan có nhiều điểm tương đồng với tàu Tatarstan nhưng so với thiết kế tàu Gepard dành cho Việt Nam lại có sự khác biệt rõ rệt. Trong ảnh ta có thể thấy hai tàu Gepard, Tatarstan (bên trái) và Dagestan (bên phải) của Hải quân Nga khi đậu cạnh nhau, cả hai tàu này đều thuộc biên chế Hạm đội Caspian.Mặc dù sở hữu thiết kế gần giống với tàu Tatarstan nhưng tàu Dagestan lại có sự nâng cấp lớn về vũ khí, nếu như không muốn nói tàu Dagestan đóng vai trò thử nghiệm vũ khí mới cho Hải quân Nga. Và vũ khí mà Dagestan đang thử nghiệm không gì khác ngoài tên lửa hành trình Kalibr, khi nó được trang bị cụm ống phóng tên lửa thẳng đứng UKSK ngay phía trước thượng tầng của tàu, thiết kế mà tàu Tatarstan hay các tàu Gepard của Việt Nam không có.Nói cách khác hệ thống vũ khí trên tàu Dagestan được thay đổi từ tên lửa chống hạm Kh-35 Uran sang tên lửa hành trình Kalibr có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau không đơn thuần chỉ dành riêng cho chống hạm như Kh-35.Được biết cách đây không lâu tại các triểm lãm quốc phòng do Nga tổ chức cũng từng xuất hiện các biến thể tàu hộ vệ Gepard biến thể dành cho xuất khẩu, trang bị tên lửa Kalibr tương tự như Đề án 11661K nhưng lại có thiết kế tương đồng với các tàu Gepard 3.9 mà Nga bán cho Việt Nam, thậm chí cấu hình vũ khí của nó còn mạnh hơn cả Đề án 11661K.Theo đó với cấu hình này các tàu Gepard mới sẽ được trang bị ít nhất 8 tên lửa Kalibr-NK với cụm phóng UKSK, được đặt ở vị trí tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma. Trong khi đó tổ hợp Palma se được di chuyển ra phía sau đuôi tàu và sẽ thay thế cho các tổ hợp pháo cao tốc AK-630M, bên cạnh đó biến thể này còn được trang bị cả nhà chứa trực thăng điều mà các tàu Gepard trước đây chưa từng có.Việc dẫn bắn cho tên lửa Kalibr trên tàu Gepard nhờ sử dụng radar dẫn bắn Mineral-ME. Với phiên bản Kalibr-NK nội địa của Nga (có tầm bắn lên đến hàng ngàn km), việc dẫn bắn cho tên lửa còn sử dụng kết hợp nhiều phương tiện trinh sát như vệ tinh, máy bay trinh sát, trinh sát từ mặt đất để giúp dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu.Với phiên bản xuất khẩu của Kalibr, tên lửa đánh đất hay chống hạm đều bị giới hạn tầm bắn không quá 300km theo hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa thẳng đứng UKSK trên tàu Dagestan.Việc dẫn bắn cho tên lửa vì vậy cũng đơn giản hơn do khoảng cách có thể nằm trong bán kính trinh sát của radar Mineral-ME. Tuy nhiên, việc nhìn qua đường chân trời đòi hỏi radar Mineral-ME phải nhận thêm thông tin từ trực thăng, máy bay trinh sát để đảm bảo độ chính xác cho tên lửa.Việc Việt Nam có thể lựa chọn sử dụng các ống phóng thẳng đứng đa năng dùng cho tên lửa Kalibr-NK sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho các tàu Gepard. Thay vì bố trí cố định 8 ống phóng tên lửa Uran-E chỉ dùng cho nhiệm vụ chống hạm.Ống phóng thẳng đứng đa năng còn cho phép tàu có khả năng đánh đất, sử dụng tên lửa chống ngầm. Ngoài ra, ống phóng thẳng đứng đa năng có thể tùy chỉnh để sử dụng cả tên lửa chống hạm Yakhont hoặc Brahmos.Ở thời điểm hiện tại vẫn còn khó nói chi tiết về hợp đồng mua các tàu Gepard mới của Việt Nam, nhưng theo các nguồn tin từ truyền thống Nga có được thì hợp đồng này của Việt Nam với nhà máy Zelenodolsk vẫn đang được thảo luận.Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ 015-Trần Hưng Đạo thăm chính thức Nhật Bản. (nguồn Truyền hình Hải quân)
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với truyền thông Nga, Tổng thống nước Cộng hòa tự trị Tatarstan (thuộc Nga) Rustam Minnikhanov tiết lộ cho biết, sau thành công của hai cặp tàu hộ vệ Gepard 3.9 thuộc Đề án 11661E, Việt Nam đang xem xét khả năng đặt hàng Nga bộ đôi tàu Gepard tiếp theo từ nhà máy đóng tàu Zelendolsk, đây cũng là nơi đóng mới các tàu Gepard trước đây cho Hải quân Việt Nam.
Một nguồn tin khác từ phía Nhà máy Zelenodolsk cho biết, Việt Nam đang quan tâm tới biến thể tàu hộ vệ Gepard Nga đang sử dụng ở chiến trường Syria, đồng nghĩa với việc các tàu này sẽ được trang bị tên lửa hành trình Kalibr. Vậy biến thể nào của gia đình tàu hộ vệ Gepard được trang bị loại tên lửa tấn công tối thượng của Hải quân Nga?
Ở thời điểm hiện tại, Hải quân Nga cũng như duy nhất trên thế giới chỉ có duy nhất một tàu hộ vệ tên lửa Gepard được trang bị tên lửa hành trình Kalibr chính là tàu Dagestan "693" thuộc Đề án 11661K của Hải quân Nga. Đây là tàu Gepard thứ 2 của Hải quân Nga sau chiếc Tatarstan. Con tàu này được đưa vào biên chế Hải quân Nga vào ngày 28/11/2012.
Tàu Dagestan có nhiều điểm tương đồng với tàu Tatarstan nhưng so với thiết kế tàu Gepard dành cho Việt Nam lại có sự khác biệt rõ rệt. Trong ảnh ta có thể thấy hai tàu Gepard, Tatarstan (bên trái) và Dagestan (bên phải) của Hải quân Nga khi đậu cạnh nhau, cả hai tàu này đều thuộc biên chế Hạm đội Caspian.
Mặc dù sở hữu thiết kế gần giống với tàu Tatarstan nhưng tàu Dagestan lại có sự nâng cấp lớn về vũ khí, nếu như không muốn nói tàu Dagestan đóng vai trò thử nghiệm vũ khí mới cho Hải quân Nga. Và vũ khí mà Dagestan đang thử nghiệm không gì khác ngoài tên lửa hành trình Kalibr, khi nó được trang bị cụm ống phóng tên lửa thẳng đứng UKSK ngay phía trước thượng tầng của tàu, thiết kế mà tàu Tatarstan hay các tàu Gepard của Việt Nam không có.
Nói cách khác hệ thống vũ khí trên tàu Dagestan được thay đổi từ tên lửa chống hạm Kh-35 Uran sang tên lửa hành trình Kalibr có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau không đơn thuần chỉ dành riêng cho chống hạm như Kh-35.
Được biết cách đây không lâu tại các triểm lãm quốc phòng do Nga tổ chức cũng từng xuất hiện các biến thể tàu hộ vệ Gepard biến thể dành cho xuất khẩu, trang bị tên lửa Kalibr tương tự như Đề án 11661K nhưng lại có thiết kế tương đồng với các tàu Gepard 3.9 mà Nga bán cho Việt Nam, thậm chí cấu hình vũ khí của nó còn mạnh hơn cả Đề án 11661K.
Theo đó với cấu hình này các tàu Gepard mới sẽ được trang bị ít nhất 8 tên lửa Kalibr-NK với cụm phóng UKSK, được đặt ở vị trí tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Palma. Trong khi đó tổ hợp Palma se được di chuyển ra phía sau đuôi tàu và sẽ thay thế cho các tổ hợp pháo cao tốc AK-630M, bên cạnh đó biến thể này còn được trang bị cả nhà chứa trực thăng điều mà các tàu Gepard trước đây chưa từng có.
Việc dẫn bắn cho tên lửa Kalibr trên tàu Gepard nhờ sử dụng radar dẫn bắn Mineral-ME. Với phiên bản Kalibr-NK nội địa của Nga (có tầm bắn lên đến hàng ngàn km), việc dẫn bắn cho tên lửa còn sử dụng kết hợp nhiều phương tiện trinh sát như vệ tinh, máy bay trinh sát, trinh sát từ mặt đất để giúp dẫn đường cho tên lửa đến mục tiêu.
Với phiên bản xuất khẩu của Kalibr, tên lửa đánh đất hay chống hạm đều bị giới hạn tầm bắn không quá 300km theo hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa. Trong ảnh là bệ phóng tên lửa thẳng đứng UKSK trên tàu Dagestan.
Việc dẫn bắn cho tên lửa vì vậy cũng đơn giản hơn do khoảng cách có thể nằm trong bán kính trinh sát của radar Mineral-ME. Tuy nhiên, việc nhìn qua đường chân trời đòi hỏi radar Mineral-ME phải nhận thêm thông tin từ trực thăng, máy bay trinh sát để đảm bảo độ chính xác cho tên lửa.
Việc Việt Nam có thể lựa chọn sử dụng các ống phóng thẳng đứng đa năng dùng cho tên lửa Kalibr-NK sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho các tàu Gepard. Thay vì bố trí cố định 8 ống phóng tên lửa Uran-E chỉ dùng cho nhiệm vụ chống hạm.
Ống phóng thẳng đứng đa năng còn cho phép tàu có khả năng đánh đất, sử dụng tên lửa chống ngầm. Ngoài ra, ống phóng thẳng đứng đa năng có thể tùy chỉnh để sử dụng cả tên lửa chống hạm Yakhont hoặc Brahmos.
Ở thời điểm hiện tại vẫn còn khó nói chi tiết về hợp đồng mua các tàu Gepard mới của Việt Nam, nhưng theo các nguồn tin từ truyền thống Nga có được thì hợp đồng này của Việt Nam với nhà máy Zelenodolsk vẫn đang được thảo luận.
Mời độc giả xem video: Tàu hộ vệ 015-Trần Hưng Đạo thăm chính thức Nhật Bản. (nguồn Truyền hình Hải quân)