Theo báo Phòng không – Không quân, Nhà máy hàng không A32 trong những năm gần đây đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sửa chữa các loại máy bay phản lực chiến đấu, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa phương tiện đo phục vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của Quân chủng PK-KQ. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamTheo các thông tin mới nhất, nhà máy hiện nay không chỉ đảm bảo đại tu tăng hạn cho dòng tiêm kích Su-27 mà còn tăng hạn sử dụng thành công cho dòng tiêm kích – bom Su-22 – máy bay tấn công mặt đất số 1 của KQND Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamCụ thể, Nhà máy trong nửa đầu năm 2017 đã bay thử bàn giao máy bay Su-22M4 số 5866, máy bay Su-22UM3K số 8511 cho đơn vị kịp thời phục vụ nhiệm sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện; Hội đồng kỹ thuật đã nghiệm thu, chờ bay thử bàn giao máy bay 5870. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt NamĐặc biệt, nhà máy đang thực hiện sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn lên trên 30 năm máy bay Su-22M4 số 5874 đạt 60% kế hoạch, máy bay Su-22UM3K số 8514 đạt 50% kế hoạch; sửa chữa thiết bị, phụ tùng kỹ thuật hàng không đạt 87% kế hoạch năm.… Nguồn ảnh: Báo Phòng không-Không quânTheo tài liệu chính thức của Sukhoi JSC, máy bay tiêm kích-bom Su-22M4 và Su-22M3/UM3K có niên hạn sử dụng theo số giờ bay là 2.000 giờ, theo số năm là 20 năm. Được chuyển tới Việt Nam trong giai đoạn 1970-1980, tới nay đa số các máy bay tiêm kích – bom Su-22 gồm nhiều phiên bản phục vụ trong KQND Việt Nam đều đã gần hết niên hạn sử dụng. Một số máy bay Su-22M và UM đã phải cho nghỉ hưu, số còn lại đa phần là các phiên bản hiện đại hơn Su-22UM3K và Su-22M4. Nguồn ảnh: Báo Phòng không-Không quân. Su-22 là định danh phiên bản xuất khẩu của dòng máy bay tiêm kích - bom Su-17 phục vụ trong Không quân Liên Xô. Hiện nay, ở Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu Su-22, và cũng là quốc gia duy nhất trang bị máy bay với kiểu cánh cụp cánh xòe. Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong ảnh là một trong số các máy bay tiêm kích – bom Su-22M4 – phiên bản xuất khẩu hiện đại nhất của dòng Su-22 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam trong những năm 1980. Đây là phiên bản xuất khẩu được phát triển trên cơ sở phiên bản nội địa Su-27M4, sản xuất từ năm 1984 với tổng cộng 166 chiếc. Nguồn ảnh: Airlines.netSu-22M4 sử dụng động cơ AL-21F-3 tương tự Su-17M4. Không có nhiều sự thay đổi trong hình dáng giữa 2 phiên bản này, khác nhau chủ yếu nằm ở hệ thống điện tử và phân biệt bạn-thù. Nguồn ảnh: Airlines.netSo với thế hệ trước, Su-22M4 được trang bị công nghệ điện tử hàng không mới nhất lúc bấy giờ, cho phép triển khai một số loại vũ khí thông minh hiện địa như tên lửa không đối đất Kh-25L và Kh-25ML, bom dẫn đường KAB-500Kr. Nguồn ảnh: Airlines.netSu-22UM3K là phiên bản huấn luyện – chiến đấu hai chỗ ngồi được phát triển trên cơ sở phiên bản nội địa Su-17UM3. Cơ bản, hai mẫu này có cùng tính năng tương đương, chỉ khác ở hệ thống phân biệt địch – ta (IFF). Nguồn ảnh: Airlines.netNgoài vai trò huấn luyện phi công, Su-22UM3K hoàn toàn có khả năng làm tốt vai trò chiến đấu với khí tài điện tử tương đương dòng Su-17/22M3 cho phép triển khai vũ khí thông minh như tên lửa chống radar Kh-28, Kh-58; tên lửa không đối đất Kh-25, Kh-29L và các loại bom thông thường. Nguồn ảnh:VN AirspotterCả hai phiên bản tiêm kích – bom Su-22M4 và Su-22UM3K đều không được trang bị radar, chúng chỉ có hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser đặt ở đầu mũi. Hệ thống này không chỉ đơn thuần đo xa laser và tìm kiếm mục tiêu bị chỉ điểm bởi laser như hệ thống Fon mà còn có thể chiếu laser vào mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa ở khoảng cách lên đến 10km và sai số chưa đến 5m. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo báo Phòng không – Không quân, Nhà máy hàng không A32 trong những năm gần đây đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sửa chữa các loại máy bay phản lực chiến đấu, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa phương tiện đo phục vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện của Quân chủng PK-KQ. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Theo các thông tin mới nhất, nhà máy hiện nay không chỉ đảm bảo đại tu tăng hạn cho dòng tiêm kích Su-27 mà còn tăng hạn sử dụng thành công cho dòng tiêm kích – bom Su-22 – máy bay tấn công mặt đất số 1 của KQND Việt Nam hiện nay. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Cụ thể, Nhà máy trong nửa đầu năm 2017 đã bay thử bàn giao máy bay Su-22M4 số 5866, máy bay Su-22UM3K số 8511 cho đơn vị kịp thời phục vụ nhiệm sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện; Hội đồng kỹ thuật đã nghiệm thu, chờ bay thử bàn giao máy bay 5870. Nguồn ảnh: Kênh Quốc phòng Việt Nam
Đặc biệt, nhà máy đang thực hiện sửa chữa lớn, tăng tổng niên hạn lên trên 30 năm máy bay Su-22M4 số 5874 đạt 60% kế hoạch, máy bay Su-22UM3K số 8514 đạt 50% kế hoạch; sửa chữa thiết bị, phụ tùng kỹ thuật hàng không đạt 87% kế hoạch năm.… Nguồn ảnh: Báo Phòng không-Không quân
Theo tài liệu chính thức của Sukhoi JSC, máy bay tiêm kích-bom Su-22M4 và Su-22M3/UM3K có niên hạn sử dụng theo số giờ bay là 2.000 giờ, theo số năm là 20 năm. Được chuyển tới Việt Nam trong giai đoạn 1970-1980, tới nay đa số các máy bay tiêm kích – bom Su-22 gồm nhiều phiên bản phục vụ trong KQND Việt Nam đều đã gần hết niên hạn sử dụng. Một số máy bay Su-22M và UM đã phải cho nghỉ hưu, số còn lại đa phần là các phiên bản hiện đại hơn Su-22UM3K và Su-22M4. Nguồn ảnh: Báo Phòng không-Không quân
. Su-22 là định danh phiên bản xuất khẩu của dòng máy bay tiêm kích - bom Su-17 phục vụ trong Không quân Liên Xô. Hiện nay, ở Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia duy nhất sở hữu Su-22, và cũng là quốc gia duy nhất trang bị máy bay với kiểu cánh cụp cánh xòe. Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh là một trong số các máy bay tiêm kích – bom Su-22M4 – phiên bản xuất khẩu hiện đại nhất của dòng Su-22 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam trong những năm 1980. Đây là phiên bản xuất khẩu được phát triển trên cơ sở phiên bản nội địa Su-27M4, sản xuất từ năm 1984 với tổng cộng 166 chiếc. Nguồn ảnh: Airlines.net
Su-22M4 sử dụng động cơ AL-21F-3 tương tự Su-17M4. Không có nhiều sự thay đổi trong hình dáng giữa 2 phiên bản này, khác nhau chủ yếu nằm ở hệ thống điện tử và phân biệt bạn-thù. Nguồn ảnh: Airlines.net
So với thế hệ trước, Su-22M4 được trang bị công nghệ điện tử hàng không mới nhất lúc bấy giờ, cho phép triển khai một số loại vũ khí thông minh hiện địa như tên lửa không đối đất Kh-25L và Kh-25ML, bom dẫn đường KAB-500Kr. Nguồn ảnh: Airlines.net
Su-22UM3K là phiên bản huấn luyện – chiến đấu hai chỗ ngồi được phát triển trên cơ sở phiên bản nội địa Su-17UM3. Cơ bản, hai mẫu này có cùng tính năng tương đương, chỉ khác ở hệ thống phân biệt địch – ta (IFF). Nguồn ảnh: Airlines.net
Ngoài vai trò huấn luyện phi công, Su-22UM3K hoàn toàn có khả năng làm tốt vai trò chiến đấu với khí tài điện tử tương đương dòng Su-17/22M3 cho phép triển khai vũ khí thông minh như tên lửa chống radar Kh-28, Kh-58; tên lửa không đối đất Kh-25, Kh-29L và các loại bom thông thường. Nguồn ảnh:VN Airspotter
Cả hai phiên bản tiêm kích – bom Su-22M4 và Su-22UM3K đều không được trang bị radar, chúng chỉ có hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser đặt ở đầu mũi. Hệ thống này không chỉ đơn thuần đo xa laser và tìm kiếm mục tiêu bị chỉ điểm bởi laser như hệ thống Fon mà còn có thể chiếu laser vào mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa ở khoảng cách lên đến 10km và sai số chưa đến 5m. Nguồn ảnh: Airlines.net