Từ đầu những năm 1960, Quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm mẫu trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook sử dụng hai động cơ lẫn hai cánh quạt song song trên chiến trường Việt Nam. Thế nhưng sau một thời gian vận hành, người Mỹ nhìn ra được tiềm năng mới của Chinook khi nó mang đầy đủ các yếu tố để có thể trở thành một “pháo đài bay” trên không thực thụ. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Với thành công của những chiếc cường kích AC-130 trên chiến trường miền Nam, người Mỹ hoàn toàn lạc quan về một biến thể vũ trang siêu khủng trên CH-47 nhất là khi họ đang cần tới một dòng máy bay vũ trang hỗ trợ hỏa lực mặt đất tầm gần và phải đủ mạnh để chống lại được lưới phòng không dày đặc của Quân Giải phóng (hầu hết là pháo phòng không). Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Và kết quả của ước muốn này là sự ra đời của mẫu trực thăng tấn công AC-47A dựa trên nền tảng CH-47 hay còn được gọi với biệt danh “Guns-A-Go-Go”, còn thứ Quân đội Mỹ nhận được là một mẫu Gunship có mật độ hỏa lực bao phủ 360 độ xung quanh máy bay cùng với đó là lớp giáp nặng hơn 1.2 tấn bảo vệ nó an toàn trước mọi súng phóng không tầm thấp. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Trong ảnh là một trong bốn chiếc ACH-47A được Quân đội Mỹ chế tạo trong đầu những năm 1960, nó cũng từng tham chiến tại Việt Nam và được đặt tên là "Easy Money". Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Mỹ bắt đầu đưa trực thăng ACH-47A sang Việt Nam vào năm 1966 và chỉ có ba chiếc được phép tham chiến biên chế cho Sư đoàn kỵ binh bay số 1 và một đơn vị đặc biệt của Quân đội hoàng gia Australian. Trong ảnh là hệ thống súng phóng lựu tự động 40mm M75 được đặt trước mũi ACH-47A. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Về hệ thống vũ khí ACH-47A được trang bị một súng phóng lựu tự động 40 mm M75 ở mũi, 5 súng máy hạng nặng 12.7mm M2 Browning hoặc M60D bố trí dọc thân và cửa đuôi, 2 pháo 20 mm M24A1 và 2 pod rocket 70mm XM159 (19 đạn) gắn ở bệ cố định 2 bên thân. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Như đã nói ở trên số vũ khí này cho phép ACH-47A tung ra hỏa lực 360 độ xung quanh máy bay và sẵn sàng đánh trả bất cứ cuộc tấn công nào đến từ bên dưới mặt đất. Thậm chí người Mỹ còn tự tin cho rằng kể cả khi ACH-47A bị trúng đạn nó vẫn còn lớp giáp dày và động cơ siêu khỏe bảo vệ, tuy nhiên mọi tính toán của họ đều sai. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Theo đó mặc dù tỏ ra là một phương tiện chiến tranh cực kỳ nguy hiểm nhưng khác với AC-130, trực thăng ACH-47A đã phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề, tổn thất tới 75% lực lượng trong suốt thời gian tham chiến tại chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Theo đó chiếc ACH-47A đầu tiên mà Mỹ mất ở Việt Nam là khi nó đâm phải một chiếc CH-47 khác trong lúc đang di chuyển dẫn tới hư hỏng nặng. Trong khi có chiếc thứ hai lại tự bắn vào mình bằng pháo 20mm do khớp nối pod vũ khí bị lỏng. Nguồn ảnh: gunsagogo.orgCòn chiếc ACH-47A thứ ba phải hạ cánh khẩn cấp sau khi hỏa lực phòng không mặt đất bắn bị thương và sau đó bị đạn cối của quân giải phóng phá huỷ, may mắn là phi hành đoàn kịp thời thoát thân. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Chiếc ACH-47A thứ tư may mắn nhất khi được đưa về nước, dùng làm máy bay huấn luyện cho đến năm 1997 thì được "về hưu", hiện nó đang trưng bày ở bảo tàng Redstone Arsenal, bang Alabama. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Ngoài 4 chiếc ACH-47A trên, Không quân Mỹ không tiến hành sửa đổi một trực thăng vận tải CH-47 nào khác theo cấu hình này vì họ nhận thấy nó kém hiệu quả trong khi lại yêu cầu chi phí bảo dưỡng quá cao. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Với ACH-47A ta có thể thấy, việc đắp quá nhiều vũ khí hay giáp lên một chiếc máy bay tấn công chưa hẳn là một điều tốt và bản thân của hành động này đã ít nhiều ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của máy bay khiến nó mất đi khả năng cơ động vốn có của mình. Đó là chưa nói đến việc vũ khí trang bị trên ACH-47A không thực sự đáp ứng được yêu cầu của chiến trường Việt Nam vốn thay đổi theo từng ngày. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.Mời độc giả xem video: Trực thăng tấn công ACH-47A khi còn tham chiến tại Việt Nam. (nguồn jaglavaksoldier)
Từ đầu những năm 1960, Quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm mẫu trực thăng vận tải hạng nặng CH-47 Chinook sử dụng hai động cơ lẫn hai cánh quạt song song trên chiến trường Việt Nam. Thế nhưng sau một thời gian vận hành, người Mỹ nhìn ra được tiềm năng mới của Chinook khi nó mang đầy đủ các yếu tố để có thể trở thành một “pháo đài bay” trên không thực thụ. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Với thành công của những chiếc cường kích AC-130 trên chiến trường miền Nam, người Mỹ hoàn toàn lạc quan về một biến thể vũ trang siêu khủng trên CH-47 nhất là khi họ đang cần tới một dòng máy bay vũ trang hỗ trợ hỏa lực mặt đất tầm gần và phải đủ mạnh để chống lại được lưới phòng không dày đặc của Quân Giải phóng (hầu hết là pháo phòng không). Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Và kết quả của ước muốn này là sự ra đời của mẫu trực thăng tấn công AC-47A dựa trên nền tảng CH-47 hay còn được gọi với biệt danh “Guns-A-Go-Go”, còn thứ Quân đội Mỹ nhận được là một mẫu Gunship có mật độ hỏa lực bao phủ 360 độ xung quanh máy bay cùng với đó là lớp giáp nặng hơn 1.2 tấn bảo vệ nó an toàn trước mọi súng phóng không tầm thấp. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Trong ảnh là một trong bốn chiếc ACH-47A được Quân đội Mỹ chế tạo trong đầu những năm 1960, nó cũng từng tham chiến tại Việt Nam và được đặt tên là "Easy Money". Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Mỹ bắt đầu đưa trực thăng ACH-47A sang Việt Nam vào năm 1966 và chỉ có ba chiếc được phép tham chiến biên chế cho Sư đoàn kỵ binh bay số 1 và một đơn vị đặc biệt của Quân đội hoàng gia Australian. Trong ảnh là hệ thống súng phóng lựu tự động 40mm M75 được đặt trước mũi ACH-47A. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Về hệ thống vũ khí ACH-47A được trang bị một súng phóng lựu tự động 40 mm M75 ở mũi, 5 súng máy hạng nặng 12.7mm M2 Browning hoặc M60D bố trí dọc thân và cửa đuôi, 2 pháo 20 mm M24A1 và 2 pod rocket 70mm XM159 (19 đạn) gắn ở bệ cố định 2 bên thân. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Như đã nói ở trên số vũ khí này cho phép ACH-47A tung ra hỏa lực 360 độ xung quanh máy bay và sẵn sàng đánh trả bất cứ cuộc tấn công nào đến từ bên dưới mặt đất. Thậm chí người Mỹ còn tự tin cho rằng kể cả khi ACH-47A bị trúng đạn nó vẫn còn lớp giáp dày và động cơ siêu khỏe bảo vệ, tuy nhiên mọi tính toán của họ đều sai. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Theo đó mặc dù tỏ ra là một phương tiện chiến tranh cực kỳ nguy hiểm nhưng khác với AC-130, trực thăng ACH-47A đã phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng nề, tổn thất tới 75% lực lượng trong suốt thời gian tham chiến tại chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Theo đó chiếc ACH-47A đầu tiên mà Mỹ mất ở Việt Nam là khi nó đâm phải một chiếc CH-47 khác trong lúc đang di chuyển dẫn tới hư hỏng nặng. Trong khi có chiếc thứ hai lại tự bắn vào mình bằng pháo 20mm do khớp nối pod vũ khí bị lỏng. Nguồn ảnh: gunsagogo.org
Còn chiếc ACH-47A thứ ba phải hạ cánh khẩn cấp sau khi hỏa lực phòng không mặt đất bắn bị thương và sau đó bị đạn cối của quân giải phóng phá huỷ, may mắn là phi hành đoàn kịp thời thoát thân. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Chiếc ACH-47A thứ tư may mắn nhất khi được đưa về nước, dùng làm máy bay huấn luyện cho đến năm 1997 thì được "về hưu", hiện nó đang trưng bày ở bảo tàng Redstone Arsenal, bang Alabama. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Ngoài 4 chiếc ACH-47A trên, Không quân Mỹ không tiến hành sửa đổi một trực thăng vận tải CH-47 nào khác theo cấu hình này vì họ nhận thấy nó kém hiệu quả trong khi lại yêu cầu chi phí bảo dưỡng quá cao. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Với ACH-47A ta có thể thấy, việc đắp quá nhiều vũ khí hay giáp lên một chiếc máy bay tấn công chưa hẳn là một điều tốt và bản thân của hành động này đã ít nhiều ảnh hưởng đến kết cấu tổng thể của máy bay khiến nó mất đi khả năng cơ động vốn có của mình. Đó là chưa nói đến việc vũ khí trang bị trên ACH-47A không thực sự đáp ứng được yêu cầu của chiến trường Việt Nam vốn thay đổi theo từng ngày. Nguồn ảnh: gunsagogo.org.
Mời độc giả xem video: Trực thăng tấn công ACH-47A khi còn tham chiến tại Việt Nam. (nguồn jaglavaksoldier)