Mặc dù có bộ quốc phòng nhưng Nhật Bản chưa bao giờ có một quân đội theo đúng nghĩa kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho tới nay, và lực lượng vũ trang của Tokyo chỉ luôn dừng lại ở mức lực lượng phòng vệ. Tuy nhiên sức mạnh quân sự của Nhật Bản lại thuộc hàng top 10 trên thế giới dựa theo số liệu trên bảng xếp hạng GlobalFirePower. Nguồn ảnh: Getty.Theo số liệu của GlobalFirePower, lực lượng phòng vệ Nhật Bản xếp hạng thứ 7 trên tổng số 133 nước nằm trong danh sách. Mặc dù từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước này luôn bị giới hạn chi tiêu cho quốc phòng tối đa chỉ 1% GPD hàng năm, tuy nhiên chi tiêu cho quốc phòng của Nhật trong năm 2016 vừa rồi đã lên tới... 45 tỷ USD. Nguồn ảnh: Tower.Tổng dân số của Nhật Bản là 126 triệu người, trong đó có 54 triệu người đang nằm trong độ tuổi lao động (tuổi nghỉ hưu của nước này là 65 tuổi ở nam giới). Trong số 54 triệu người đang trong độ tuổi lao động, có 44 triệu người trong độ tuổi tổng động viên (trên 18 và dưới 45 tuổi). Hàng năm, Nhật Bản có 1,2 triệu người bước vào tuổi nhập ngũ. Nguồn ảnh: Herald.Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có quân số thường trực là 248.000 người, lực lượng dự bị là 63.000 người và con số này vẫn có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây. Nguồn ảnh: Livedoor.Về sức mạnh không quân, Nhật Bản có lực lượng không quân cực kỳ vượt trội có thể sánh ngang với nhiều nước trong khu vực kể cả Trung Quốc. Nhật Bản có thể tự chế tạo các phiên bản chiến đấu cơ F-15, F-16 của Mỹ với các biến thể nội địa. Ngoài ra, lực lượng không quân nước này còn đang đặt mua các chiến đấu cơ thế hệ 5 mới nhất từ Mỹ và dự định sẽ tự phát triển một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cho riêng mình. Nguồn ảnh: CNN.Lực lượng tăng thiết giáp Nhật Bản dù bị giới hạn nhưng lại sở hữu sức mạnh không hề kém cạnh ai, cụ thể, nước này có tổng cộng 395 xe tăng loại Type 90, 418 xe tăng loại Type 74, 59 xe tăng hiện đại nhất loại Type 10. Đây đều là những phiên bản xe tăng nội địa do Nhật tự thiết kế và sản xuất. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, lượng xe tăng có thể gia tăng một cách nhanh chóng do nước này có khả năng chủ động tự cung, tự cấp, hoàn toàn không phụ thuộc nước ngoài. Nguồn ảnh: Stripes.Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản hiện cũng đang sở hữu tổng cộng 4 tàu khu trục chở trực thăng. Thực chất tên gọi này chỉ mang tính "vỏ bọc" còn về bản chất có thể coi đây là các tàu sân bay trực thăng. Ngoài ra, phía Nhật còn có 8 tàu khu trục tên lửa (DDG), 19 tàu ngầm điện-diesel, 32 tàu khu trục (DD) và một loạt các loại tàu hộ tống, tàu quét mìn, tàu vận tải,... Nguồn ảnh: Getty.Nhìn chung, dù không có quân đội chính thức và chi tiêu cho quốc phòng hàng năm của Nhật Bản chỉ được giới hạn trong con số 1% GPD. Tuy nhiên, năm 2016 vừa rồi nước này đã chi tới 46 tỷ cho quốc phòng trong khi đó GPD năm 2016 của Nhật lên tới 4.900 tỷ USD, điều đó có nghĩa, Nhật Bản chi chưa tới... 1% GPD cho quốc phòng. Do đó sức mạnh kinh tế của Nhật Bản có vai trò tác động mạnh mẽ đến sức mạnh quân sự của nước này. Nguồn ảnh: Tofugu.Nhìn chung, trong bối cảnh tình hình khu vực Đông Á đang trở nên cực kỳ căng thẳng như hiện nay, Nhật Bản đang dần muốn tự đứng trên đôi chân của mình, không muốn phải lệ thuộc về mặt quân sự vào Mỹ như trước đây là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, ý tưởng tái thành lập quân đội đã được báo chí Nhật Bản cũng như chính phủ nước này nhắc tới trong nhiều năm nay. Và một tương lai Nhật Bản có lại quân đội của mình có lẽ cũng không còn quá xa. Nguồn ảnh: Himalaya.
Mặc dù có bộ quốc phòng nhưng Nhật Bản chưa bao giờ có một quân đội theo đúng nghĩa kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 cho tới nay, và lực lượng vũ trang của Tokyo chỉ luôn dừng lại ở mức lực lượng phòng vệ. Tuy nhiên sức mạnh quân sự của Nhật Bản lại thuộc hàng top 10 trên thế giới dựa theo số liệu trên bảng xếp hạng GlobalFirePower. Nguồn ảnh: Getty.
Theo số liệu của GlobalFirePower, lực lượng phòng vệ Nhật Bản xếp hạng thứ 7 trên tổng số 133 nước nằm trong danh sách. Mặc dù từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nước này luôn bị giới hạn chi tiêu cho quốc phòng tối đa chỉ 1% GPD hàng năm, tuy nhiên chi tiêu cho quốc phòng của Nhật trong năm 2016 vừa rồi đã lên tới... 45 tỷ USD. Nguồn ảnh: Tower.
Tổng dân số của Nhật Bản là 126 triệu người, trong đó có 54 triệu người đang nằm trong độ tuổi lao động (tuổi nghỉ hưu của nước này là 65 tuổi ở nam giới). Trong số 54 triệu người đang trong độ tuổi lao động, có 44 triệu người trong độ tuổi tổng động viên (trên 18 và dưới 45 tuổi). Hàng năm, Nhật Bản có 1,2 triệu người bước vào tuổi nhập ngũ. Nguồn ảnh: Herald.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có quân số thường trực là 248.000 người, lực lượng dự bị là 63.000 người và con số này vẫn có xu hướng tăng dần trong các năm gần đây. Nguồn ảnh: Livedoor.
Về sức mạnh không quân, Nhật Bản có lực lượng không quân cực kỳ vượt trội có thể sánh ngang với nhiều nước trong khu vực kể cả Trung Quốc. Nhật Bản có thể tự chế tạo các phiên bản chiến đấu cơ F-15, F-16 của Mỹ với các biến thể nội địa. Ngoài ra, lực lượng không quân nước này còn đang đặt mua các chiến đấu cơ thế hệ 5 mới nhất từ Mỹ và dự định sẽ tự phát triển một chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cho riêng mình. Nguồn ảnh: CNN.
Lực lượng tăng thiết giáp Nhật Bản dù bị giới hạn nhưng lại sở hữu sức mạnh không hề kém cạnh ai, cụ thể, nước này có tổng cộng 395 xe tăng loại Type 90, 418 xe tăng loại Type 74, 59 xe tăng hiện đại nhất loại Type 10. Đây đều là những phiên bản xe tăng nội địa do Nhật tự thiết kế và sản xuất. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, lượng xe tăng có thể gia tăng một cách nhanh chóng do nước này có khả năng chủ động tự cung, tự cấp, hoàn toàn không phụ thuộc nước ngoài. Nguồn ảnh: Stripes.
Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản hiện cũng đang sở hữu tổng cộng 4 tàu khu trục chở trực thăng. Thực chất tên gọi này chỉ mang tính "vỏ bọc" còn về bản chất có thể coi đây là các tàu sân bay trực thăng. Ngoài ra, phía Nhật còn có 8 tàu khu trục tên lửa (DDG), 19 tàu ngầm điện-diesel, 32 tàu khu trục (DD) và một loạt các loại tàu hộ tống, tàu quét mìn, tàu vận tải,... Nguồn ảnh: Getty.
Nhìn chung, dù không có quân đội chính thức và chi tiêu cho quốc phòng hàng năm của Nhật Bản chỉ được giới hạn trong con số 1% GPD. Tuy nhiên, năm 2016 vừa rồi nước này đã chi tới 46 tỷ cho quốc phòng trong khi đó GPD năm 2016 của Nhật lên tới 4.900 tỷ USD, điều đó có nghĩa, Nhật Bản chi chưa tới... 1% GPD cho quốc phòng. Do đó sức mạnh kinh tế của Nhật Bản có vai trò tác động mạnh mẽ đến sức mạnh quân sự của nước này. Nguồn ảnh: Tofugu.
Nhìn chung, trong bối cảnh tình hình khu vực Đông Á đang trở nên cực kỳ căng thẳng như hiện nay, Nhật Bản đang dần muốn tự đứng trên đôi chân của mình, không muốn phải lệ thuộc về mặt quân sự vào Mỹ như trước đây là điều dễ hiểu. Thêm vào đó, ý tưởng tái thành lập quân đội đã được báo chí Nhật Bản cũng như chính phủ nước này nhắc tới trong nhiều năm nay. Và một tương lai Nhật Bản có lại quân đội của mình có lẽ cũng không còn quá xa. Nguồn ảnh: Himalaya.