Cuộc đàm phán trực diện kéo dài 3 giờ ngày hôm qua, giữa Nga và Ukraine, đã thực sự đạt được những tiến bộ đáng kể; thậm chí còn diễn ra tốt hơn cả mong đợi. Trong tình hình hiện tại, thật khó và không dễ chút nào.Một chi tiết nhỏ rất thú vị, đó là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đích thân tới Istanbul để chủ trì cuộc đàm phán Nga-Ukraine. Là một chính khách chính trị lão luyện, Tổng thống Erdogan nhận thấy, đây là cơ hội hòa bình quan trọng và rất có thể, sẽ có đột phá đi vào lịch sử.Tổng hợp lại cuộc đàm phán, có ít nhất năm bước đột phá. Thứ nhất, Ukraine trung lập vĩnh viễn: Ukraine đồng ý rằng, họ sẵn sàng trở thành một quốc gia trung lập vĩnh viễn, không liên kết và phi vũ khí hạt nhân, dưới sự bảo vệ của luật pháp quốc tế.Đồng thời Ukraine đã lập danh sách các quốc gia được đề xuất, cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine cũng đề xuất Ukraine ký, thì Nga cũng phải ký và các nước bảo đảm an ninh cho Ukraine cũng sẽ ký.Thứ hai, Ukraine từ bỏ tham gia các liên minh quân sự. Việc gia nhập NATO gần như đã trở nên bất khả thi và Ukraine đã đồng ý hạn chế tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào.Ukraine cam kết không thiết lập các căn cứ quân sự nước ngoài và cho quân đội nước ngoài đóng quân trên lãnh thổ của mình; cũng như không tổ chức các cuộc tập trận mà không có sự đồng ý của Nga và các nước bảo đảm an ninh khác.Thứ ba, Nga không phản đối việc Ukraine gia nhập EU. Nga sẽ không đồng ý việc Ukraine gia nhập NATO; nhưng đối với việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai, Trưởng đoàn đàm phán Nga Mezinsky nói rằng, Nga không phản đối.Về vấn đề Ukraine gia nhập EU, ông Podoljak, cố vấn của Văn phòng Tổng thống Ukraine nói rằng, việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu, không được có bất kỳ trở ngại nào từ phía Nga.Thứ tư, Nga thực hiện các bước để giảm leo thang xung đột với Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga thông báo, sẽ giảm đáng kể các hoạt động quân sự ở Kyiv và Chernihiv. Phía Ukraine cho rằng, vấn đề rất quan trọng là ngừng bắn để giải quyết tất cả các vấn đề nhân đạo, mà họ đều cần phải giải quyết ngay lập tức.Thứ năm, cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai tổng thống Putin-Zelensky cuối cùng cũng có thể diễn ra. Ông Mezinsky cho biết, cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Ukraine có thể được tổ chức, cùng lúc với việc Bộ Ngoại giao hai nước ký hiệp ước hòa bình.Nếu hai bên tiến bộ nhanh chóng và đạt được thỏa hiệp chung về việc ký kết hiệp ước thì hòa bình, thì việc này sẽ đến sớm hơn. Phía Ukraine bày tỏ hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trong vòng hai tuần và lãnh đạo hai nước có thể gặp nhau trong thời gian sớm nhất.Tuy nhiên giữa hai bên còn có một số vấn đề tồn tại chưa thể giải quyết được; ví dụ như quyền sở hữu Crimea, đã được sáp nhập vào lãnh thổ Nga năm 2014; nói thẳng ra là vấn đề này, không thể đạt được đột phá nào trong thời gian ngắn.Nga sẽ không tự nguyện từ bỏ Crimea, vũng lãnh thổ vốn trước kia thuộc Nga và Ukraine cũng không chấp nhận. Nên không loại trừ khả năng cả hai bên đồng ý, đặt ra thời hạn 15 năm và thương lượng giải quyết trong thời gian này.Về phía các quốc gia đảm bảo an ninh chủ chốt, theo đề xuất của Ukraine, có thể sẽ đưa cả các thành viên của Hội đồng Bảo an gồm Nga, Đức, Canada, Ba Lan, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia này không phải danh dự, mà là nghĩa vụ bắt buộc.Ông Mezinsky, Trưởng phái đoàn Nga cho biết, cuộc đàm phán mang tính xây dựng, phía Nga sẽ nghiên cứu các đề xuất mà phía Ukraine đưa ra và báo cáo tình hình liên quan với Tổng thống Putin.Trong khi đó, ở Ukraine, phản ứng là tương đối thận trọng; tuyên bố mới nhất của Tổng thống Zelensky đó là, kết quả cuộc đàm phán là tích cực; nhưng nó không át được tiếng nổ của đạn pháo Nga. Hiện Quân đội Nga vẫn còn trên lãnh thổ Ukraine, vì vậy Ukraine không giảm nỗ lực phòng thủ.Một câu hỏi đặt ra đó là, liệu Hiệp định đình chiến có thể ký kết hay không? Trước hết một quy luật của chiến tranh, đó là cái gì không có được trên chiến trường, thì đừng mong có được trên bàn đàm phán; Ukraine đã phải thỏa hiệp lớn, và cuối cùng từ bỏ ý định gia nhập NATO.Như vậy cuối cùng thì Ukraine chắc chắn sẽ không gia nhập NATO. Đây cũng là một phần quan trọng trong bước đột phá của cuộc đàm phán hôm qua, Tổng thống Zelensky đã phải đưa ra quyết định này; tất nhiên, phương Tây đã công nhận rõ ràng, hoặc ngầm hiểu điều này.Những gì chúng ta đang chứng kiến tại Ukraine là một cuộc chiến có thật, đó là cuộc chiến trên bộ lớn nhất ở Châu Âu sau Thế chiến II và đang định hình lại toàn bộ trật tự thế giới; đồng thời thay đổi hoàn toàn Ukraine.Nếu Ukraine cam kết trở thành quốc gia trung lập và tiến hành trưng cầu dân ý với những vùng đất ly khai từ trước kia, thì có khả năng, chiến tranh sẽ không xảy ra. Bóng tối trước bình minh luôn là bóng tối nhất và hòa bình cho Ukraine vừa ló rạng; nhưng người Ukraine muốn có hòa bình, đòi hỏi họ phải có sự dũng cảm và khôn ngoan.
Cuộc đàm phán trực diện kéo dài 3 giờ ngày hôm qua, giữa Nga và Ukraine, đã thực sự đạt được những tiến bộ đáng kể; thậm chí còn diễn ra tốt hơn cả mong đợi. Trong tình hình hiện tại, thật khó và không dễ chút nào.
Một chi tiết nhỏ rất thú vị, đó là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đích thân tới Istanbul để chủ trì cuộc đàm phán Nga-Ukraine. Là một chính khách chính trị lão luyện, Tổng thống Erdogan nhận thấy, đây là cơ hội hòa bình quan trọng và rất có thể, sẽ có đột phá đi vào lịch sử.
Tổng hợp lại cuộc đàm phán, có ít nhất năm bước đột phá. Thứ nhất, Ukraine trung lập vĩnh viễn: Ukraine đồng ý rằng, họ sẵn sàng trở thành một quốc gia trung lập vĩnh viễn, không liên kết và phi vũ khí hạt nhân, dưới sự bảo vệ của luật pháp quốc tế.
Đồng thời Ukraine đã lập danh sách các quốc gia được đề xuất, cung cấp các đảm bảo an ninh cho Ukraine. Tuy nhiên, Ukraine cũng đề xuất Ukraine ký, thì Nga cũng phải ký và các nước bảo đảm an ninh cho Ukraine cũng sẽ ký.
Thứ hai, Ukraine từ bỏ tham gia các liên minh quân sự. Việc gia nhập NATO gần như đã trở nên bất khả thi và Ukraine đã đồng ý hạn chế tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào.
Ukraine cam kết không thiết lập các căn cứ quân sự nước ngoài và cho quân đội nước ngoài đóng quân trên lãnh thổ của mình; cũng như không tổ chức các cuộc tập trận mà không có sự đồng ý của Nga và các nước bảo đảm an ninh khác.
Thứ ba, Nga không phản đối việc Ukraine gia nhập EU. Nga sẽ không đồng ý việc Ukraine gia nhập NATO; nhưng đối với việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu trong tương lai, Trưởng đoàn đàm phán Nga Mezinsky nói rằng, Nga không phản đối.
Về vấn đề Ukraine gia nhập EU, ông Podoljak, cố vấn của Văn phòng Tổng thống Ukraine nói rằng, việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu, không được có bất kỳ trở ngại nào từ phía Nga.
Thứ tư, Nga thực hiện các bước để giảm leo thang xung đột với Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga thông báo, sẽ giảm đáng kể các hoạt động quân sự ở Kyiv và Chernihiv. Phía Ukraine cho rằng, vấn đề rất quan trọng là ngừng bắn để giải quyết tất cả các vấn đề nhân đạo, mà họ đều cần phải giải quyết ngay lập tức.
Thứ năm, cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai tổng thống Putin-Zelensky cuối cùng cũng có thể diễn ra. Ông Mezinsky cho biết, cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Ukraine có thể được tổ chức, cùng lúc với việc Bộ Ngoại giao hai nước ký hiệp ước hòa bình.
Nếu hai bên tiến bộ nhanh chóng và đạt được thỏa hiệp chung về việc ký kết hiệp ước thì hòa bình, thì việc này sẽ đến sớm hơn. Phía Ukraine bày tỏ hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trong vòng hai tuần và lãnh đạo hai nước có thể gặp nhau trong thời gian sớm nhất.
Tuy nhiên giữa hai bên còn có một số vấn đề tồn tại chưa thể giải quyết được; ví dụ như quyền sở hữu Crimea, đã được sáp nhập vào lãnh thổ Nga năm 2014; nói thẳng ra là vấn đề này, không thể đạt được đột phá nào trong thời gian ngắn.
Nga sẽ không tự nguyện từ bỏ Crimea, vũng lãnh thổ vốn trước kia thuộc Nga và Ukraine cũng không chấp nhận. Nên không loại trừ khả năng cả hai bên đồng ý, đặt ra thời hạn 15 năm và thương lượng giải quyết trong thời gian này.
Về phía các quốc gia đảm bảo an ninh chủ chốt, theo đề xuất của Ukraine, có thể sẽ đưa cả các thành viên của Hội đồng Bảo an gồm Nga, Đức, Canada, Ba Lan, Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia này không phải danh dự, mà là nghĩa vụ bắt buộc.
Ông Mezinsky, Trưởng phái đoàn Nga cho biết, cuộc đàm phán mang tính xây dựng, phía Nga sẽ nghiên cứu các đề xuất mà phía Ukraine đưa ra và báo cáo tình hình liên quan với Tổng thống Putin.
Trong khi đó, ở Ukraine, phản ứng là tương đối thận trọng; tuyên bố mới nhất của Tổng thống Zelensky đó là, kết quả cuộc đàm phán là tích cực; nhưng nó không át được tiếng nổ của đạn pháo Nga. Hiện Quân đội Nga vẫn còn trên lãnh thổ Ukraine, vì vậy Ukraine không giảm nỗ lực phòng thủ.
Một câu hỏi đặt ra đó là, liệu Hiệp định đình chiến có thể ký kết hay không? Trước hết một quy luật của chiến tranh, đó là cái gì không có được trên chiến trường, thì đừng mong có được trên bàn đàm phán; Ukraine đã phải thỏa hiệp lớn, và cuối cùng từ bỏ ý định gia nhập NATO.
Như vậy cuối cùng thì Ukraine chắc chắn sẽ không gia nhập NATO. Đây cũng là một phần quan trọng trong bước đột phá của cuộc đàm phán hôm qua, Tổng thống Zelensky đã phải đưa ra quyết định này; tất nhiên, phương Tây đã công nhận rõ ràng, hoặc ngầm hiểu điều này.
Những gì chúng ta đang chứng kiến tại Ukraine là một cuộc chiến có thật, đó là cuộc chiến trên bộ lớn nhất ở Châu Âu sau Thế chiến II và đang định hình lại toàn bộ trật tự thế giới; đồng thời thay đổi hoàn toàn Ukraine.
Nếu Ukraine cam kết trở thành quốc gia trung lập và tiến hành trưng cầu dân ý với những vùng đất ly khai từ trước kia, thì có khả năng, chiến tranh sẽ không xảy ra. Bóng tối trước bình minh luôn là bóng tối nhất và hòa bình cho Ukraine vừa ló rạng; nhưng người Ukraine muốn có hòa bình, đòi hỏi họ phải có sự dũng cảm và khôn ngoan.