Sự việc xảy ra vào hôm 30/1 vừa rồi khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lại một lần nữa bị ngập nước trong khoang tàu. Nguyên nhân của lần ngập nước này được xác định là do hệ thống tự động dập lửa trên tàu bị kích hoạt ngoài chủ ý dẫn đến việc phun nước tràn kín một khoang. Nguồn ảnh: Trianglenews.Sự việc trên được xác định là do lỗi của con người gây nên. Tuy nhiên, điều đáng buồn là con tàu hiện đại nhất của Anh Quốc này lại có hệ thống điều khiển chữa cháy quá phức tạp và mất gần một tiếng sau, người ta mới tắt được hệ thống tự phun nước này. Nguồn ảnh: Paul.Tháng trước, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cũng vừa gặp vấn đề khi thân tàu bị dò nước khiến Hải quân Hoàng gia Anh phải huy động gấp thợ lặn để "vá tàu" nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Universalnews.Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, chi phí để đóng con tàu này tốn tới 3,1 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, tuy nhiên tàu sân bay này lại bị đánh giá là có thiết kế lỗi thời. Nguồn ảnh: PA.Con tàu mang tên Nữ hoàng Anh Elizabeth này có độ giãn nước 77.800 tấn, dài 280 mét, lườn rộng 73 mét và mớm nước tới 11 mét. Nguồn ảnh: PA.Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng không sử dụng hệ thống động lực hạt nhân kể cả khi Anh hoàn toàn có thể tiếp cận được công nghệ này từ Mỹ hoặc Pháp. Nguồn ảnh:Sky.Do đó HMS Queen Elizabeth có tầm hoạt động giới hạn chỉ 19.000 km, với tốc độ di chuyển tối đa khoảng 25 hải lý/ giờ tương đương với 46 km/h. Nguồn ảnh: RoyalNavy.Tàu sân bay lớn nhất nước Anh này có khả năng chứa được tối đa khoảng 40 tới 50 máy bay các loại tùy từng nhiệm vụ. Nguồn ảnh: DR.Việc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth gặp phải quá nhiều sự cố đã khiến nhiều người phải hoài nghi về chất lượng của chiếc HMS Prince of Wales, vốn cũng được đóng theo cùng công nghệ và cùng lớp với chiếc tàu sân bay duy nhất của Anh hiện nay. Nguồn ảnh: Light. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh vụ tự phun nước làm ngập khoang trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.
Sự việc xảy ra vào hôm 30/1 vừa rồi khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth lại một lần nữa bị ngập nước trong khoang tàu. Nguyên nhân của lần ngập nước này được xác định là do hệ thống tự động dập lửa trên tàu bị kích hoạt ngoài chủ ý dẫn đến việc phun nước tràn kín một khoang. Nguồn ảnh: Trianglenews.
Sự việc trên được xác định là do lỗi của con người gây nên. Tuy nhiên, điều đáng buồn là con tàu hiện đại nhất của Anh Quốc này lại có hệ thống điều khiển chữa cháy quá phức tạp và mất gần một tiếng sau, người ta mới tắt được hệ thống tự phun nước này. Nguồn ảnh: Paul.
Tháng trước, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh cũng vừa gặp vấn đề khi thân tàu bị dò nước khiến Hải quân Hoàng gia Anh phải huy động gấp thợ lặn để "vá tàu" nhanh nhất có thể. Nguồn ảnh: Universalnews.
Bắt đầu được đóng mới từ năm 2008, chi phí để đóng con tàu này tốn tới 3,1 tỷ Bảng Anh, tương đương với khoảng 4,5 tỷ USD, tuy nhiên tàu sân bay này lại bị đánh giá là có thiết kế lỗi thời. Nguồn ảnh: PA.
Con tàu mang tên Nữ hoàng Anh Elizabeth này có độ giãn nước 77.800 tấn, dài 280 mét, lườn rộng 73 mét và mớm nước tới 11 mét. Nguồn ảnh: PA.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth cũng không sử dụng hệ thống động lực hạt nhân kể cả khi Anh hoàn toàn có thể tiếp cận được công nghệ này từ Mỹ hoặc Pháp. Nguồn ảnh:Sky.
Do đó HMS Queen Elizabeth có tầm hoạt động giới hạn chỉ 19.000 km, với tốc độ di chuyển tối đa khoảng 25 hải lý/ giờ tương đương với 46 km/h. Nguồn ảnh: RoyalNavy.
Tàu sân bay lớn nhất nước Anh này có khả năng chứa được tối đa khoảng 40 tới 50 máy bay các loại tùy từng nhiệm vụ. Nguồn ảnh: DR.
Việc tàu sân bay HMS Queen Elizabeth gặp phải quá nhiều sự cố đã khiến nhiều người phải hoài nghi về chất lượng của chiếc HMS Prince of Wales, vốn cũng được đóng theo cùng công nghệ và cùng lớp với chiếc tàu sân bay duy nhất của Anh hiện nay. Nguồn ảnh: Light.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh vụ tự phun nước làm ngập khoang trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.