Trưa ngày 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) của Hải quân Mỹ đã tiến vào vùng nước quân cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Con tàu tiến vào với sự “hoành tráng” khi xếp nguyên dàn máy bay mà nó được trang bị trên boong tàu. Chắc hẳn đông đảo người dân chúng ta sẽ tự hỏi tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam mang theo những loại máy bay nào, tính năng ra sao? Hãy cùng Kiến Thức tìm hiểu sơ qua về lực lượng tương đương với cả một sư đoàn không quân trang bị trên tàu sân bay Carl Vinson. Nguồn ảnh: ZingTheo đó, tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng mang theo các máy bay thuộc biên chế Không đoàn 2 (CVW-2) được thành lập từ năm 1945. Trong lịch sử hoạt động, CVW-2 đã từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20-21. Hiện nay, Không đoàn 2 được tổ chức biên chế 9 phi đoàn với hàng chục máy bay chiến đấu và làm nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, gồm cả Nga và Trung Quốc phải thèm khát. Nga chưa bao giờ sở hữu lực lượng nào tương tự như quy mô của CVW-2 hoạt động trên biển như vậy. Nguồn ảnh: ZingCụ thể hơn, CVW-2 biên chế 4 phi đoàn tiêm kích trên hạm số 2, 137, 34 và 192, trang bị các máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và F/A-18C Hornet. Các máy bay này ngoài vai trò bảo vệ hạm đội còn có khả năng thực hiện tấn công sâu vào trong đất liền. Nguồn ảnh: Zing.F/A-18E/F Super Hornet là tiêm kích trên hạm đa nhiệm được phát triển trên cơ sở cải tiến mẫu F/A-18 Hornet. Chúng có khả năng không chỉ làm nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên không mà còn không kích được mục tiêu trên mặt nước và đất liền với nhiều loại vũ khí thông minh. Sức mạnh của F/A-18E/F Super Hornet đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến ở vùng Vịnh. Nguồn ảnh: WikipediaMặc dù Hải quân Mỹ đang phấn đấu sẽ thay thế dần Super Hornet bằng tiêm kích hạm F-35C. Tuy nhiên, có lẽ phải cần 10-20 năm nữa mới có thể thay mới hoàn toàn, và từ nay tới lúc đó thì Super Hornet vẫn là số 1 trên tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.Trong ảnh là một chiếc tiêm kích hạm F/A-18C Hornet - thế hệ trước, kém hơn so với Super Hornet thuộc phi đoàn 34 (đơn vị duy nhất còn dùng Hornet trên tàu sân bay CVN-70). Nguồn ảnh: Zing.mSo với Super Hornet, Hornet kém hơn về tầm bay cũng như tải trọng, tuy nhiên chúng hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng mọi nhiệm vụ tác chiến từ hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát. Nguồn ảnh: Wikipedia.Ít nhất một phi đoàn của CVW-2 được trang bị mẫu máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất Hải quân Mỹ - EA-18G Growler. Nó có ngoại hình không khác gì F/A-18F Super Hornet (phiên bản 2 chỗ ngồi), tuy nhiên bên trong được tích hợp các khí tài điện tử tiên tiến hơn nhằm phục vụ mục đích gây nhiễu, tấn công điện tử. Đặc biệt là khả năng phá hủy các đài radar của đối phương bằng tên lửa chống radar HARM. Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là các máy bay cảnh báo sớm E-2C thuộc phi đoàn cảnh báo sớm trên hạm 113, CVW-2. Hầu hết các không đoàn hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ đều sở hữu ít nhất một phi đoàn E-2 - nó được ví như "tai mắt" của lực lượng không quân hạm. Nguồn ảnh: ZingTrên lưng của E-2C lắp anten hình tròn của hệ thống radar AN/APS-145 có phạm vi hoạt động lên tới 650km, theo dõi tới 2.000 mục tiêu. E-2C có thể bay liên tục trên không tới 6 tiếng, tốc độ trung bày 447km/h. Nguồn ảnh: WikipediaNó cung cấp khả năng cảnh báo sớm trên không, chỉ huy trên không cho tất cả các máy bay thuộc nhóm chiến đấu tàu sân bay. Ngoài ra, nó còn có thể làm nhiệm vụ giám sát mặt biển, mặt đất, chỉ huy các máy bay tiêm kích hạm làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ hạm đội, chỉ huy trong các phi vụ không kích, chỉ huy tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Và thậm chí đóng vai trò là đài kiểm soát không lưu trên không trong trường hợp khẩn cấp đài không lưu mặt đất không hoạt động... Nguồn ảnh: WikipediaTrong ảnh là máy bay vận tải C-2A Greyhound thuộc phi đoàn không vận hạm đội 30, Không đoàn 2. Nó là "cánh chim" mà mọi thủy thủ tàu sân bay đều mong ngóng mỗi khi hạ cánh xuống tàu. Nguồn ảnh: WikipediaC-2A là máy bay vận tải hai động cơ, cánh cao được thiết kế để chở hàng hóa, thư từ và cả binh sĩ hoặc thân nhân các thủy thủ từ mặt đất lên tàu sân bay và ngược lại. Hiện nay, trên thế giới không có quốc gia nào sở hữu thiết kế tương tự như C-2A - máy bay vận tải duy nhất hiện nay có thể đáp cánh trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: WikipediaSau cùng là hai phi đoàn số 4 và 78 được trang bị các trực thăng hải quân đa nhiệm MH-60R và MH-60S làm nhiệm vụ trinh sát, chống ngầm và vận tải binh sĩ, cứu thương, cứu hộ cứu nạn, không trợ tầm gần, trinh sát, quét thủy lôi... Nguồn ảnh: ZingHai loại trực thăng này đều là phiên bản của dòng trực thăng SH-60 Seahawk nổi tiếng của Hải quân Mỹ. Chúng có khả năng gấp gọn đuôi và cánh quạt để tiết kiệm diện tích trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: ZingMời độc giả xem video: Cận cảnh tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến thăm chính thức Đà Nẵng. (Nguồn VTV8)
Trưa ngày 5/3, tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) của Hải quân Mỹ đã tiến vào vùng nước quân cảng Tiên Sa, TP Đà Nẵng bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Con tàu tiến vào với sự “hoành tráng” khi xếp nguyên dàn máy bay mà nó được trang bị trên boong tàu. Chắc hẳn đông đảo người dân chúng ta sẽ tự hỏi tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam mang theo những loại máy bay nào, tính năng ra sao? Hãy cùng Kiến Thức tìm hiểu sơ qua về lực lượng tương đương với cả một sư đoàn không quân trang bị trên tàu sân bay Carl Vinson. Nguồn ảnh: Zing
Theo đó, tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng mang theo các máy bay thuộc biên chế Không đoàn 2 (CVW-2) được thành lập từ năm 1945. Trong lịch sử hoạt động, CVW-2 đã từng tham gia nhiều cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20-21. Hiện nay, Không đoàn 2 được tổ chức biên chế 9 phi đoàn với hàng chục máy bay chiến đấu và làm nhiệm vụ hỗ trợ tác chiến mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, gồm cả Nga và Trung Quốc phải thèm khát. Nga chưa bao giờ sở hữu lực lượng nào tương tự như quy mô của CVW-2 hoạt động trên biển như vậy. Nguồn ảnh: Zing
Cụ thể hơn, CVW-2 biên chế 4 phi đoàn tiêm kích trên hạm số 2, 137, 34 và 192, trang bị các máy bay tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet và F/A-18C Hornet. Các máy bay này ngoài vai trò bảo vệ hạm đội còn có khả năng thực hiện tấn công sâu vào trong đất liền. Nguồn ảnh: Zing.
F/A-18E/F Super Hornet là tiêm kích trên hạm đa nhiệm được phát triển trên cơ sở cải tiến mẫu F/A-18 Hornet. Chúng có khả năng không chỉ làm nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu trên không mà còn không kích được mục tiêu trên mặt nước và đất liền với nhiều loại vũ khí thông minh. Sức mạnh của F/A-18E/F Super Hornet đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến ở vùng Vịnh. Nguồn ảnh: Wikipedia
Mặc dù Hải quân Mỹ đang phấn đấu sẽ thay thế dần Super Hornet bằng tiêm kích hạm F-35C. Tuy nhiên, có lẽ phải cần 10-20 năm nữa mới có thể thay mới hoàn toàn, và từ nay tới lúc đó thì Super Hornet vẫn là số 1 trên tàu sân bay Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Trong ảnh là một chiếc tiêm kích hạm F/A-18C Hornet - thế hệ trước, kém hơn so với Super Hornet thuộc phi đoàn 34 (đơn vị duy nhất còn dùng Hornet trên tàu sân bay CVN-70). Nguồn ảnh: Zing.m
So với Super Hornet, Hornet kém hơn về tầm bay cũng như tải trọng, tuy nhiên chúng hoàn toàn đủ khả năng đáp ứng mọi nhiệm vụ tác chiến từ hộ tống, bảo vệ hạm đội, chế áp lực lượng phòng không đối phương (SEAD), ngăn chặn tiếp tế trên không, hỗ trợ gần trên không và trinh sát. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Ít nhất một phi đoàn của CVW-2 được trang bị mẫu máy bay tác chiến điện tử hiện đại nhất Hải quân Mỹ - EA-18G Growler. Nó có ngoại hình không khác gì F/A-18F Super Hornet (phiên bản 2 chỗ ngồi), tuy nhiên bên trong được tích hợp các khí tài điện tử tiên tiến hơn nhằm phục vụ mục đích gây nhiễu, tấn công điện tử. Đặc biệt là khả năng phá hủy các đài radar của đối phương bằng tên lửa chống radar HARM. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là các máy bay cảnh báo sớm E-2C thuộc phi đoàn cảnh báo sớm trên hạm 113, CVW-2. Hầu hết các không đoàn hoạt động trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ đều sở hữu ít nhất một phi đoàn E-2 - nó được ví như "tai mắt" của lực lượng không quân hạm. Nguồn ảnh: Zing
Trên lưng của E-2C lắp anten hình tròn của hệ thống radar AN/APS-145 có phạm vi hoạt động lên tới 650km, theo dõi tới 2.000 mục tiêu. E-2C có thể bay liên tục trên không tới 6 tiếng, tốc độ trung bày 447km/h. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nó cung cấp khả năng cảnh báo sớm trên không, chỉ huy trên không cho tất cả các máy bay thuộc nhóm chiến đấu tàu sân bay. Ngoài ra, nó còn có thể làm nhiệm vụ giám sát mặt biển, mặt đất, chỉ huy các máy bay tiêm kích hạm làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ hạm đội, chỉ huy trong các phi vụ không kích, chỉ huy tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. Và thậm chí đóng vai trò là đài kiểm soát không lưu trên không trong trường hợp khẩn cấp đài không lưu mặt đất không hoạt động... Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong ảnh là máy bay vận tải C-2A Greyhound thuộc phi đoàn không vận hạm đội 30, Không đoàn 2. Nó là "cánh chim" mà mọi thủy thủ tàu sân bay đều mong ngóng mỗi khi hạ cánh xuống tàu. Nguồn ảnh: Wikipedia
C-2A là máy bay vận tải hai động cơ, cánh cao được thiết kế để chở hàng hóa, thư từ và cả binh sĩ hoặc thân nhân các thủy thủ từ mặt đất lên tàu sân bay và ngược lại. Hiện nay, trên thế giới không có quốc gia nào sở hữu thiết kế tương tự như C-2A - máy bay vận tải duy nhất hiện nay có thể đáp cánh trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau cùng là hai phi đoàn số 4 và 78 được trang bị các trực thăng hải quân đa nhiệm MH-60R và MH-60S làm nhiệm vụ trinh sát, chống ngầm và vận tải binh sĩ, cứu thương, cứu hộ cứu nạn, không trợ tầm gần, trinh sát, quét thủy lôi... Nguồn ảnh: Zing
Hai loại trực thăng này đều là phiên bản của dòng trực thăng SH-60 Seahawk nổi tiếng của Hải quân Mỹ. Chúng có khả năng gấp gọn đuôi và cánh quạt để tiết kiệm diện tích trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Zing
Mời độc giả xem video: Cận cảnh tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến thăm chính thức Đà Nẵng. (Nguồn VTV8)