Theo các thông tin mới nhất vừa được truyền thông quốc tế đăng tải, nhóm tác chiến tàu sân bay Anh, kèm theo tàu sân bay Mỹ, hộ tống hạm Hà Lan và khu trục hạm Nhật, đã tổ chức một cuộc tập trận rầm rộ ở vịnh Aden.Cuộc diễn tập diễn ra ngay sau khi các tàu chiến của Anh, Mỹ và Hà Lan rời khỏi Địa Trung Hải. Trước đó, các tàu chiến này đã khiến căng thẳng leo thang tột độ ở khu vực biển Đen.Theo tuyên bố của truyền thông Nhật Bản, cuộc tập trận có mục đích tăng cường phối hợp trên biển, đảm bảo an ninh hàng hải và quyền tự do giao thương.Phía Nhật cũng cho biết, đây là lần đầu tiên tàu chiến của nước này, tham gia tập trận chung với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh.Cuộc tập trận chung giữa hải quân hoàng gia Anh và Nhật Bản, diễn ra trong bối cảnh London có nhiều tuyên bố, khẳng định việc phối hợp với các quốc gia trong khu vực Đông Á, đảm bảo an ninh hàng hải ở bờ Tây Thái Bình Dương.Nhóm tác chiến tàu sân bay Anh bao gồm hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth dẫn đầu cùng nhiều tàu khu trục, hộ vệ hạm và tàu hậu cần, đang thực hiện hải trình tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Trên cuộc hải trình này, các tàu chiến của Anh đã đi qua Địa Trung Hải, lưu trú và thực hiện tập trận chung ngay tại biển Đen, khiến căng thẳng giữa phương Tây và Nga ở khu vực này leo thang lên đỉnh điểm.Phản ứng trước việc đích đến của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh, là vùng biển nhạy cảm ở châu Á - Thái Bình Dương, phía Trung Quốc đã tỏ ra rất cứng rắn, cảnh báo London không nên quá mạo hiểm.Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh, thực hiện hải trình tới biển Thái Bình Dương.Dự kiến sau khi đi qua vịnh Aden, nhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ tiến vào Ấn Độ Dương, sau đó đi qua eo biển Malacca để tiến vào Đông Nam Á.Chuyến hải trình dài một vòng Trái Đất này cũng là cơ hội để hải quân Hoàng gia Anh củng cố lại khả năng hậu cần, sau nhiều chục năm không sở hữu tàu sân bay trong biên chế.Tham gia hải trình cùng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là 18 máy bay chiến đấu F-35B hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, trong đó có 10 chiếc thuộc Không quân Hải quân Mỹ, 8 chiếc thuộc lực lượng Không quân Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sina. Cận cảnh tàu sân bay mạnh nhất và đắt đỏ nhất của Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn: ForcesTV.
Theo các thông tin mới nhất vừa được truyền thông quốc tế đăng tải, nhóm tác chiến tàu sân bay Anh, kèm theo tàu sân bay Mỹ, hộ tống hạm Hà Lan và khu trục hạm Nhật, đã tổ chức một cuộc tập trận rầm rộ ở vịnh Aden.
Cuộc diễn tập diễn ra ngay sau khi các tàu chiến của Anh, Mỹ và Hà Lan rời khỏi Địa Trung Hải. Trước đó, các tàu chiến này đã khiến căng thẳng leo thang tột độ ở khu vực biển Đen.
Theo tuyên bố của truyền thông Nhật Bản, cuộc tập trận có mục đích tăng cường phối hợp trên biển, đảm bảo an ninh hàng hải và quyền tự do giao thương.
Phía Nhật cũng cho biết, đây là lần đầu tiên tàu chiến của nước này, tham gia tập trận chung với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh.
Cuộc tập trận chung giữa hải quân hoàng gia Anh và Nhật Bản, diễn ra trong bối cảnh London có nhiều tuyên bố, khẳng định việc phối hợp với các quốc gia trong khu vực Đông Á, đảm bảo an ninh hàng hải ở bờ Tây Thái Bình Dương.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Anh bao gồm hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth dẫn đầu cùng nhiều tàu khu trục, hộ vệ hạm và tàu hậu cần, đang thực hiện hải trình tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trên cuộc hải trình này, các tàu chiến của Anh đã đi qua Địa Trung Hải, lưu trú và thực hiện tập trận chung ngay tại biển Đen, khiến căng thẳng giữa phương Tây và Nga ở khu vực này leo thang lên đỉnh điểm.
Phản ứng trước việc đích đến của nhóm tác chiến tàu sân bay Anh, là vùng biển nhạy cảm ở châu Á - Thái Bình Dương, phía Trung Quốc đã tỏ ra rất cứng rắn, cảnh báo London không nên quá mạo hiểm.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh, thực hiện hải trình tới biển Thái Bình Dương.
Dự kiến sau khi đi qua vịnh Aden, nhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ tiến vào Ấn Độ Dương, sau đó đi qua eo biển Malacca để tiến vào Đông Nam Á.
Chuyến hải trình dài một vòng Trái Đất này cũng là cơ hội để hải quân Hoàng gia Anh củng cố lại khả năng hậu cần, sau nhiều chục năm không sở hữu tàu sân bay trong biên chế.
Tham gia hải trình cùng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth là 18 máy bay chiến đấu F-35B hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, trong đó có 10 chiếc thuộc Không quân Hải quân Mỹ, 8 chiếc thuộc lực lượng Không quân Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Sina.
Cận cảnh tàu sân bay mạnh nhất và đắt đỏ nhất của Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn: ForcesTV.