Các hệ thống phòng không Skyshield - "Lá Chắn Trời" do Rheinmetall thiết kế hiện đã sẵn sàng để chuyển giao tới khách hàng giấu tên này trong tương lai gần. Theo đó, hợp đồng mà quốc gia này ký kết với Đức có tổng giá trị lên tới 100 triệu Euro. Nguồn ảnh: Defence.Hợp đồng trị giá 100 triệu Euro bao gồm hệ thống cảm biến và radar kèm theo các khẩu pháo cỡ nòng 35mm cùng với tổ hợp chỉ huy - điều khiển. Bên cạnh đó, hợp đồng này cũng bao gồm luôn cả chi phí vận chuyển và chi phí hậu cần trong tương lai cho các hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: Polishmen.Rheinmetall cho biết quốc gia mua tổ hợp này đã xin phép được giấu tên trong thỏa thuận mua bán của mình. Tuy nhiên, Rheinmetall cũng không phủ nhận việc đây có thể là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Wiki.Trước đó, Indonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu hệt hống phòng không tự động Skyshield được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới này do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: Newsadvan.Hệ thống phòng không nổi danh của Đức được sản xuất bởi Tập đoàn Rheinmetall nhưng trước đấy lại do Oerlikon của Thụy Sĩ phát triển. Tổ hợp này bao gồm mô-đun điều khiển, mô-đun chỉ huy, mô-đun radar cảm biến và hai khẩu pháo 35 mm. Nguồn ảnh: Indonesia.Tốc độ bắn của 2 khẩu pháo này vào khoảng 1.000 viên mỗi phút. Toàn bộ hệ thống được thiết kế theo dạng mô-đun rời nhau và có thể tương thích với cả các tên lửa đất đối không giúp "Lá Chắn Trời" tăng tầm tiêu diệt mục tiêu bay. Nguồn ảnh: Skys.Không những tiêu diệt được các mục tiêu là máy bay của đối phương, hệ thống Skyshield còn được cho là có khả năng tiêu diệt cả các tên lửa hành trình hay thậm chí là tên lửa đạn đạo của đối phương. Nguồn ảnh: ArmyRec.Điểm đặc biệt của hệ thống này là nó có thể được đặt cố định dưới mặt đất hoặc triển khai trên các xe vận tải hoặc thậm chí là tàu chiến. Trong đó, mô-đun chỉ huy có thể được đặt cách xa cụm hỏa lực pháo 35mm ở khoảng cách tối đa 500 mét, cho phép mô-đun chỉ huy an toàn khi trận địa bị tấn công. Nguồn ảnh: ArmyRecHệ thống này cũng có thể được kết nối với các tổ hợp phòng không khác loại, giúp tăng cường khả năng bảo vệ không phận ở nhiều tầng khác nhau, cho phép "khóa chặt" vùng trời của một khu vực nào đó bằng sự hiệp đồng tự động giữa các tổ hợp phòng không với nhau. Nguồn ảnh: Tube. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hệ thống phòng không Lá Chắn Trời.
Các hệ thống phòng không Skyshield - "Lá Chắn Trời" do Rheinmetall thiết kế hiện đã sẵn sàng để chuyển giao tới khách hàng giấu tên này trong tương lai gần. Theo đó, hợp đồng mà quốc gia này ký kết với Đức có tổng giá trị lên tới 100 triệu Euro. Nguồn ảnh: Defence.
Hợp đồng trị giá 100 triệu Euro bao gồm hệ thống cảm biến và radar kèm theo các khẩu pháo cỡ nòng 35mm cùng với tổ hợp chỉ huy - điều khiển. Bên cạnh đó, hợp đồng này cũng bao gồm luôn cả chi phí vận chuyển và chi phí hậu cần trong tương lai cho các hệ thống phòng không này. Nguồn ảnh: Polishmen.
Rheinmetall cho biết quốc gia mua tổ hợp này đã xin phép được giấu tên trong thỏa thuận mua bán của mình. Tuy nhiên, Rheinmetall cũng không phủ nhận việc đây có thể là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: Wiki.
Trước đó, Indonesia đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu hệt hống phòng không tự động Skyshield được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới này do Đức sản xuất. Nguồn ảnh: Newsadvan.
Hệ thống phòng không nổi danh của Đức được sản xuất bởi Tập đoàn Rheinmetall nhưng trước đấy lại do Oerlikon của Thụy Sĩ phát triển. Tổ hợp này bao gồm mô-đun điều khiển, mô-đun chỉ huy, mô-đun radar cảm biến và hai khẩu pháo 35 mm. Nguồn ảnh: Indonesia.
Tốc độ bắn của 2 khẩu pháo này vào khoảng 1.000 viên mỗi phút. Toàn bộ hệ thống được thiết kế theo dạng mô-đun rời nhau và có thể tương thích với cả các tên lửa đất đối không giúp "Lá Chắn Trời" tăng tầm tiêu diệt mục tiêu bay. Nguồn ảnh: Skys.
Không những tiêu diệt được các mục tiêu là máy bay của đối phương, hệ thống Skyshield còn được cho là có khả năng tiêu diệt cả các tên lửa hành trình hay thậm chí là tên lửa đạn đạo của đối phương. Nguồn ảnh: ArmyRec.
Điểm đặc biệt của hệ thống này là nó có thể được đặt cố định dưới mặt đất hoặc triển khai trên các xe vận tải hoặc thậm chí là tàu chiến. Trong đó, mô-đun chỉ huy có thể được đặt cách xa cụm hỏa lực pháo 35mm ở khoảng cách tối đa 500 mét, cho phép mô-đun chỉ huy an toàn khi trận địa bị tấn công. Nguồn ảnh: ArmyRec
Hệ thống này cũng có thể được kết nối với các tổ hợp phòng không khác loại, giúp tăng cường khả năng bảo vệ không phận ở nhiều tầng khác nhau, cho phép "khóa chặt" vùng trời của một khu vực nào đó bằng sự hiệp đồng tự động giữa các tổ hợp phòng không với nhau. Nguồn ảnh: Tube.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh hệ thống phòng không Lá Chắn Trời.