Thái Lan cải cách quân sự giảm dần phụ thuộc vào Mỹ

Google News

(Kiến Thức) - Thái Lan đang thực hiện cuộc cải cách quân sự quy mô lớn về tư tưởng, tổ chức, trang bị và đặc biệt là hướng tới việc giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ.

Báo Quân đội Trung Quốc đăng tải bài viết về việc Thái Lan thúc đẩy cải cách lực lượng quân đội. Theo bài viết, bước vào thế kỷ 21, với diễn biến tình hình quốc tế và tiến trình hội nhập khu vực phát triển nhanh chóng, Thái Lan bất ngờ phát hiện, môi trường an ninh của Thái Lan bây giờ không giống như trước kia nữa.
Ở bên ngoài, tranh chấp biên giới phía Tây Nam với Myanmar, tranh chấp biển với các nước như Campuchia đều chưa được giải quyết, buôn bán ma tuy qua biên giới, buôn lậu vũ khí, nhập cư bất hợp phát liên tục xảy ra. Đồng thời, tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa, an ninh thông tin trong nước đều đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, thế lực chủ nghĩa khủng bố quốc tế và tổ chức Hồi giáo cực đoan ở phía Nam của Thái Lan cũng là vấn đề lớn.
Để đối phó với tình hình an ninh phức tạp trong và ngoài nước, Quân đội Thái Lan những năm gần đây đã lặng lẽ thực hiện cuộc cải cách lực lượng quân sự quy mô lớn.
Quân đội Thái Lan đang trong hành trình cải cách quân sự mạnh mẽ.
Biểu hiện đầu tiên của chương trình cải cách quân sự Thái Lan là “giải phóng” tư tưởng. Từ tập trung phòng vệ lãnh thổ đến tăng cường phòng thủ lãnh thổ và biển, từ đối phó với các cuộc xâm lược có thể xảy ra của các nước láng giềng lớn đến giành thắng lợi trong các cuộc chiến trang cục bộ quy mô nhỏ và đối phó với các tình huống khẩn cấp, từ việc dựa vào “sự bảo hộ” của Mỹ đến tăng cường khả năng tự phòng vệ. Nhìn chung, chương trình cải cách của Quân đội Thái Lan trong tư tưởng chiến lược quân sự gần như mang tính cách mạng.
Ngoài vấn đề này, Thái Lan còn cố gắng thúc đẩy quân đội thay đổi từ kiểu số lượng sang kiểu kỹ thuật (ít quân nhưng trang bị hiện đại), xác định phương châm “cải tổ lục quân, tăng cường hải quân, nâng cao không quân”.
Tinh giản, thu gọn
Để rút ngắn chuỗi chỉ huy, Không quân Thái Lan đã tinh giảm lực lượng thành bộ chỉ huy tác chiến, bộ chỉ huy hỗ trợ, bộ chỉ huy huấn luyện giáo dục và 4 sư đoàn bay. Trước đó, toàn lực lượng tổ chức thành 10 đơn vị dưới sự chỉ huy chung của Bộ tư Lệnh Không quân Thái Lan như 3 phòng quản lý hậu cần không quân của Bộ chỉ huy, Bộ chỉ huy lực lượng mặt đất, Phòng kỹ thuật hàng không, Phòng giáo dục quân sự, Học viện bay, 11 đội bay do Bộ Tư lệnh Không quân Thái Lan trực tiếp chỉ huy.
Hạm đội tác chiến Hải quân Thái Lan nguyên là Hạm đội khu vực biển số 1 đến 3 được điều chỉnh thành 3 vùng hải quân: Vùng 1 và Vùng 2 ở vịnh Thái Lan, Vùng 3 ở biển Andaman, trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân Thái Lan. Những biện pháp này giúp chỉ huy và kiểm soát được các lực lượng và nâng cao hiệu quả chỉ huy tác chiến.
Một mặt cắt giảm và bỏ một số bộ phận, mặt khác lại tập trung xây dựng lực lượng tác chiến. Bộ Tư lệnh Quân đội Thái Lan tổ chức Trung tâm chống khủng bố quốc tế; tổ chức xây dựng cơ quan chuyên quản lý vấn đề trên biển, sẽ phân nhiệm vụ tuần tra và tác chiến hàng ngày trên biển; nâng cấp Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt của hải quân; khu vực phía Nam xây dựng mở rộng thêm Sư đoàn bộ binh số 15; phía Bắc và phía Đông Bắc xây dựng Sư đoàn bộ binh số 7 và Sư đoàn kỵ binh số 3.
Các cách làm trên đã cho thấy sự phân công nhiệm vụ của Quân đội Thái Lan, tăng cường xây dựng khu vực trọng điểm và lực lượng trọng tâm.
Quân đội Thái Lan đã mua 49 xe tăng chiến đấu Oplot-M từ Ukraine.
Tăng cường trang bị
Để quân đội đồng thời cấu thành “lực lượng mạnh”, Thái Lan cố gắng trang bị cho quân đội những trang thiết bị tốt nhất. Trong đó, Lục quân Thái Lan đã được trang bị máy bay không người lái được mua từ Israel, máy bay không người lái loại nhỏ Raven RQ-11.
Lực lượng lục quân cũng được chính phủ “vung tiền” mua 49 xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hàng đầu thế giới Oplot-M của Ukraine cùng xe bọc thép chở quân BTR-3E.
Hải quân Thái Lan được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực quang học MIRADOR của Hà Lan cho nhiều tàu tuần tra, hệ thống tên lửa chống tàu mặt nước Type C-802A cho 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ mua của Trung Quốc. Và trang bị hệ thống định vị thủy âm chủ động tầm xa kiểu HELRAS cho phi đội trực thăng chống ngầm S-70B-2 Sea Hawk.
Mới đây nhất, Thái Lan quyết định mua thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn từ Tập đoàn Daewoo của Hàn Quốc.
Không quân Thái Lan mới đây cũng trang bị 2 máy bay cảnh báo chỉ huy Erieye mua của Thủy Điển và 2 máy bay không người lái “Sao trên trời” của Israel. Trước đó, không quân đã được biên chế đủ các máy bay tiêm kích đa năng JAS-39 Gripen.
Không quân Thái Lan mua tiêm kích Thụy Điển thay vì Mỹ theo truyền thống.
Quân đội Thái Lan còn mua một loạt trang thiết bị tác chiến thông tin liên lạc hiện đại như hệ thống vi ba vô tuyến siêu tốc, hệ thống truyền dữ liệu mã hóa, hệ thống gây nhiễu vô tuyến điện, máy mã hóa giải mã tín hiệu vệ tinh, radar cảnh báo, thiết bị giám sát gắn trên máy bay.
Với các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng tăng, các nước không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tác chiến mạng, Thái Lan cũng đã xây dựng lực lượng chịu trách nhiệm về công nghệ viễn thông và an toàn máy tính trong Bộ quốc phòng; hợp nhất Phòng thông tin và truyền thông Bộ Tư lệnh quân đội Thái Lan và phòng này cũng thành lập thêm văn phòng chỉ huy kế hoạch truyền thông, Trung tâm công nghệ thông tin và Trung tâm huấn luyện công nghệ truyền thông và thông tin; Phòng truyền thông Hải quân Thái Lan đổi tên thành Phòng công nghệ truyền thông và thông tin, hợp nhất Phòng truyền thông và Phòng điện tử Không quân Thái Lan thành phòng điện tử truyền thông, ngoài ra còn thành lập phòng công nghệ thông tin và truyền thông.
Cùng với việc điều chỉnh lại quân đội, Thái Lan còn coi trọng việc cải tổ quân đội thông qua các cuộc tập trận. Bên cạnh hoạt động tập trận trong nước để kiểm tra bổ sung những thiếu sót, Quân đội Thái Lan còn tổ chức các cuộc tập chung như “Cobra Gold”, “Cope Tiger”, “Carat” với Quân đội Mỹ và nhiều nước khác.
Hoạt động tập trận để thu lấy những kinh nghiệm trong chiến tranh hiện đại.
Không dễ dàng
Tuy nhiên, cuộc cải cách của Quân đội Thái Lan cũng gặp phải không ít khó khăn. Do thời gian dài phụ thuộc vào sự cung cấp công nghệ, trang bị từ Mỹ, ý thức và khả năng tự phát triển của Quân đội Thái Lan không lớn.
Năm 2006, sau khi Thái Lan xảy ra cuộc đảo chính quân sự, Quân đội Mỹ ngừng viện viện trợ quân sự cho Thái Lan, nhiều dự án phát triển quân sự của Thái Lan buộc phải dừng lại.
Ngoài ra, do những năm gần đây tình hình chính trị trong nước của Thái Lan có nhiều thay đổi, phương châm chính sách tổng thổ của quân đội cũng buộc phải thay đổi theo, các vấn đề lớn liên quan đến phát triển trong tương lai của Quân đội Thái Lan như nhân sự, biên chế, ngân sách khó có thể có được sự hỗ trợ ổn định. Mà trong nội bộ quân đội, một số quan chức quân đội cao cấp có tư tưởng cũ, tư duy bảo thủ lại có thái đội hoài nghị vào sự cải cách của quân đội, phương hướng phát triển thông tin hóa, kỹ thuật số.
Bằng Hữu

Bình luận(0)