Ukraine vừa công bố đoạn video cận cảnh chiến đấu cơ MiG-29 của nước này, khai hỏa tên lửa chống bức xạ AGM-88 AARGM từ trên không.Trước đó, nhiều bằng chứng về việc Ukraine sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 đã được phía Nga công bố. Tuy nhiên truyền thông vẫn "đoán già đoán non" về cách thức sử dụng loại vũ khí này của Ukraine.Đơn giản là do, AGM-88 là tên lửa chống bức xạ do Mỹ sản xuất theo tiêu chuẩn phương Tây, loại vũ khí này không tương thích với bất cứ máy bay chiến đấu nào mà Ukraine đang sở hữu.Việc tên lửa AGM-88 được phóng đi từ tiêm kích MiG-29 đã khiến không ít người phải bất ngờ, vì quá trình nâng cấp MiG-29 để phù hợp với loại vũ khí này về cơ bản là cực kỳ khó khăn.Bản thân Tạp chí Quốc phòng Ukraine cũng từng thừa nhận, để có thể nâng cấp các chiến đấu cơ của nước này tương thích với tên lửa AGM-88 trong điều kiện của Ukraine hiện tại, là điều gần như bất khả thi.Tuy nhiên, có vẻ như tên lửa AGM-88 lại có trong mình những tính năng vượt trội, khiến nó có thể "triển khai được" từ các máy bay chuẩn Liên Xô cũ, mà không cần quá nhiều sự thay đổi.Tạp chí AirData cho biết, nhiều khả năng tên lửa AGM-88 phóng đi từ tiêm kích MiG-29 theo phương thức "phóng mù". Nghĩa là phi công chỉ việc khai hỏa tên lửa mà hoàn toàn không biết mục tiêu nó sẽ hướng đến là gì.Tên lửa AGM-88 đủ thông minh để tự tìm và bắt bám theo cánh sóng radar của đối phương, sau đó tự lập trình đường bay tới thẳng nguồn phát radar. Điều này khiến chiếc MiG-29 của Ukraine, về đơn giản chỉ làm nhiệm vụ "thồ" tên lửa AGM-88 tới khu vực phóng được chỉ định trước.Khác với những loại tên lửa chống bức xạ đời cũ trước đây, AGM-88 có khả năng bắt bám và ghi nhớ hướng của nguồn phát radar. Ngay cả khi nguồn phát đã tắt, tên lửa AGM-88 vẫn tìm tới đúng tọa độ của nguồn phát ban đầu để tấn công.Như vậy, trừ khi kíp trực chiến radar tắt máy phát và di chuyển trận địa, nếu không, một khi tên lửa AGM-88 bắt được cánh sóng radar, nó sẽ "khóa chặt" và tấn công mục tiêu tới cùng.Trước đó, nhiều bằng chứng về việc Ukraine sử dụng tên lửa chống bức xạ Mỹ để tấn công những hệ thống radar hiện đại nhất của Nga, đã xuất hiện trên truyền thông. Tuy nhiên cả Ukraine và phía Mỹ khi đó, đều không nêu đích danh loại tên lửa chống bức xạ được sử dụng.Mặc dù vậy, AGM-88 hiện đang là loại tên lửa chống bức xạ duy nhất trong biên chế quân đội Mỹ. Điều khiến truyền thông phải thắc mắc là làm thế nào để Ukraine triển khai được loại vũ khí này, khi mà AGM-88 chắc chắn chỉ có thể phóng đi được từ cơ cấu phóng trên không, trong khi đó Ukraine lại không có máy bay phù hợp.
Ukraine vừa công bố đoạn video cận cảnh chiến đấu cơ MiG-29 của nước này, khai hỏa tên lửa chống bức xạ AGM-88 AARGM từ trên không.
Trước đó, nhiều bằng chứng về việc Ukraine sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 đã được phía Nga công bố. Tuy nhiên truyền thông vẫn "đoán già đoán non" về cách thức sử dụng loại vũ khí này của Ukraine.
Đơn giản là do, AGM-88 là tên lửa chống bức xạ do Mỹ sản xuất theo tiêu chuẩn phương Tây, loại vũ khí này không tương thích với bất cứ máy bay chiến đấu nào mà Ukraine đang sở hữu.
Việc tên lửa AGM-88 được phóng đi từ tiêm kích MiG-29 đã khiến không ít người phải bất ngờ, vì quá trình nâng cấp MiG-29 để phù hợp với loại vũ khí này về cơ bản là cực kỳ khó khăn.
Bản thân Tạp chí Quốc phòng Ukraine cũng từng thừa nhận, để có thể nâng cấp các chiến đấu cơ của nước này tương thích với tên lửa AGM-88 trong điều kiện của Ukraine hiện tại, là điều gần như bất khả thi.
Tuy nhiên, có vẻ như tên lửa AGM-88 lại có trong mình những tính năng vượt trội, khiến nó có thể "triển khai được" từ các máy bay chuẩn Liên Xô cũ, mà không cần quá nhiều sự thay đổi.
Tạp chí AirData cho biết, nhiều khả năng tên lửa AGM-88 phóng đi từ tiêm kích MiG-29 theo phương thức "phóng mù". Nghĩa là phi công chỉ việc khai hỏa tên lửa mà hoàn toàn không biết mục tiêu nó sẽ hướng đến là gì.
Tên lửa AGM-88 đủ thông minh để tự tìm và bắt bám theo cánh sóng radar của đối phương, sau đó tự lập trình đường bay tới thẳng nguồn phát radar. Điều này khiến chiếc MiG-29 của Ukraine, về đơn giản chỉ làm nhiệm vụ "thồ" tên lửa AGM-88 tới khu vực phóng được chỉ định trước.
Khác với những loại tên lửa chống bức xạ đời cũ trước đây, AGM-88 có khả năng bắt bám và ghi nhớ hướng của nguồn phát radar. Ngay cả khi nguồn phát đã tắt, tên lửa AGM-88 vẫn tìm tới đúng tọa độ của nguồn phát ban đầu để tấn công.
Như vậy, trừ khi kíp trực chiến radar tắt máy phát và di chuyển trận địa, nếu không, một khi tên lửa AGM-88 bắt được cánh sóng radar, nó sẽ "khóa chặt" và tấn công mục tiêu tới cùng.
Trước đó, nhiều bằng chứng về việc Ukraine sử dụng tên lửa chống bức xạ Mỹ để tấn công những hệ thống radar hiện đại nhất của Nga, đã xuất hiện trên truyền thông. Tuy nhiên cả Ukraine và phía Mỹ khi đó, đều không nêu đích danh loại tên lửa chống bức xạ được sử dụng.
Mặc dù vậy, AGM-88 hiện đang là loại tên lửa chống bức xạ duy nhất trong biên chế quân đội Mỹ. Điều khiến truyền thông phải thắc mắc là làm thế nào để Ukraine triển khai được loại vũ khí này, khi mà AGM-88 chắc chắn chỉ có thể phóng đi được từ cơ cấu phóng trên không, trong khi đó Ukraine lại không có máy bay phù hợp.