Năm 1984, thành phố Dalles ở quận Wasco, bang Oregon của Mỹ đã xảy ra một vụ khủng bố sinh học quy mô lớn do nhóm tôn giáo Rajneeshee thực hiện trong một mưu đồ giành quyền kiểm soát chính quyền địa phương. Ảnh: Các tín đồ Rajneeshee hành lễ.
Giáo phái Rajneeshee được sáng lập bởi bậc thầy tâm linh nổi tiếng người Ấn Độ Osho (1931 –1990). Trong năm 1981, ông Osho chuyển sang định cư ở Mỹ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, nó có tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon. Với quy mô lên đến 7.000 người, Rajneeshpuram nhanh chóng trở thành một thế lực có ảnh hưởng ở địa phương. Giữa lãnh đạo của cộng đồng với cư dân địa phương đã nảy sinh mâu thuẫn liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai. Ảnh: Nơi định cư của cộng đồng Rajneeshpuram.
Trong cuộc bầu cử năm 1984 của quận Wasco, các nhà lãnh đạo của Rajneeshpuram đã kỳ vọng giành được 2/3 số ghế trong hội đồng tòa án địa phương, qua đó củng cố quyền lực của mình trong vùng. Ảnh: Trụ sở tòa án quận Wasco. Để tăng cơ hội giành được chiến thắng, lãnh đạo của Rajneeshpuram đã quyết định vô hiệu hóa các cử tri ở thành phố Dalles, trung tâm dân cư lớn nhất của quận Wasco. Vũ khí được họ sử dụng là Salmonella, loại vi khuẩn hình que có khả năng gây ra bệnh thương hàn và ngộ độc thực phẩm.
Cuộc tấn công sinh học đã được tiến hành trên phạm vi rộng lớn, nhằm vào các quầy hàng cung cấp rau quả cho 10 nhà hàng của thành phố. Hậu quả là 751 người bị nhiễm vi khuẩn salmonella, trong đó có 45 người phải nhập viện. Không có trường hợp tử vong nào xảy ra. Ảnh: 4 trong số 10 nhà hàng bị đầu độc. Phải một năm sau đó, thủ phạm mới bị vạch mặt, khi các mẫu vi khuẩn được dùng trong vụ tấn công đã được tìm thấy trong phòng thí nghiệm của giáo phái Rajneeshee.
Chính quyền Mỹ đã ra lệnh truy nã hai lãnh đạo của giáo phái này là Sheela và Puja. Họ bị bắt giữ ở Tây Đức vào ngày 28/10/1985. Sau cuộc đàm phán kéo dài, hai kẻ thủ ác đã bị dẫn độ sang Mỹ vào ngày 6/2/1986. Họ đã bị khởi tố và chịu mức án 29 tháng tù. Ảnh: Sheela và Puja trước phiên tòa ở Oregon.
Vụ việc này đã khiến cộng đồng Rajneeshpuram ở Oregon nhanh chóng suy tàn. Giáo chủ Osho tuy không bị quy bất cứ trách nhiệm nào trong vụ khủng bố, nhưng bị bắt giữ với tội danh nhập cảnh trái phép và bị trục xuất khỏi nước Mỹ năm 1985. Dưới áp lực của Mỹ, 21 quốc gia đã cấm ông nhập cảnh vào nước mình.
Vụ tấn công của giáo phái Rajneeshee được coi là vụ khủng bố sinh học lớn đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ thế kỷ 20. Đầu thế kỷ 21, khủng bố sinh học vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào nước Mỹ, với hai sự kiện điển hình là vụ tấn công khủng bố bằng vi khuẩn gây bệnh than sau vụ 11/9 năm 2001 và độc tố Ricin tháng 4/2013. Ảnh: Dân cư bang Oregon ăn mừng sự xóa sổ giáo phái Rajneeshee.
Năm 1984, thành phố Dalles ở quận Wasco, bang Oregon của Mỹ đã xảy ra một vụ khủng bố sinh học quy mô lớn do nhóm tôn giáo Rajneeshee thực hiện trong một mưu đồ giành quyền kiểm soát chính quyền địa phương. Ảnh: Các tín đồ Rajneeshee hành lễ.
Giáo phái Rajneeshee được sáng lập bởi bậc thầy tâm linh nổi tiếng người Ấn Độ Osho (1931 –1990). Trong năm 1981, ông Osho chuyển sang định cư ở Mỹ và các đệ tử của ông đã thành lập một cộng đồng quốc tế ở đây, nó có tên là Rajneeshpuram, thuộc bang Oregon.
Với quy mô lên đến 7.000 người, Rajneeshpuram nhanh chóng trở thành một thế lực có ảnh hưởng ở địa phương. Giữa lãnh đạo của cộng đồng với cư dân địa phương đã nảy sinh mâu thuẫn liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai. Ảnh: Nơi định cư của cộng đồng Rajneeshpuram.
Trong cuộc bầu cử năm 1984 của quận Wasco, các nhà lãnh đạo của Rajneeshpuram đã kỳ vọng giành được 2/3 số ghế trong hội đồng tòa án địa phương, qua đó củng cố quyền lực của mình trong vùng. Ảnh: Trụ sở tòa án quận Wasco.
Để tăng cơ hội giành được chiến thắng, lãnh đạo của Rajneeshpuram đã quyết định vô hiệu hóa các cử tri ở thành phố Dalles, trung tâm dân cư lớn nhất của quận Wasco. Vũ khí được họ sử dụng là Salmonella, loại vi khuẩn hình que có khả năng gây ra bệnh thương hàn và ngộ độc thực phẩm.
Cuộc tấn công sinh học đã được tiến hành trên phạm vi rộng lớn, nhằm vào các quầy hàng cung cấp rau quả cho 10 nhà hàng của thành phố. Hậu quả là 751 người bị nhiễm vi khuẩn salmonella, trong đó có 45 người phải nhập viện. Không có trường hợp tử vong nào xảy ra. Ảnh: 4 trong số 10 nhà hàng bị đầu độc.
Phải một năm sau đó, thủ phạm mới bị vạch mặt, khi các mẫu vi khuẩn được dùng trong vụ tấn công đã được tìm thấy trong phòng thí nghiệm của giáo phái Rajneeshee.
Chính quyền Mỹ đã ra lệnh truy nã hai lãnh đạo của giáo phái này là Sheela và Puja. Họ bị bắt giữ ở Tây Đức vào ngày 28/10/1985. Sau cuộc đàm phán kéo dài, hai kẻ thủ ác đã bị dẫn độ sang Mỹ vào ngày 6/2/1986. Họ đã bị khởi tố và chịu mức án 29 tháng tù. Ảnh: Sheela và Puja trước phiên tòa ở Oregon.
Vụ việc này đã khiến cộng đồng Rajneeshpuram ở Oregon nhanh chóng suy tàn. Giáo chủ Osho tuy không bị quy bất cứ trách nhiệm nào trong vụ khủng bố, nhưng bị bắt giữ với tội danh nhập cảnh trái phép và bị trục xuất khỏi nước Mỹ năm 1985. Dưới áp lực của Mỹ, 21 quốc gia đã cấm ông nhập cảnh vào nước mình.
Vụ tấn công của giáo phái Rajneeshee được coi là vụ khủng bố sinh học lớn đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ thế kỷ 20. Đầu thế kỷ 21, khủng bố sinh học vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng nhằm vào nước Mỹ, với hai sự kiện điển hình là vụ tấn công khủng bố bằng vi khuẩn gây bệnh than sau vụ 11/9 năm 2001 và độc tố Ricin tháng 4/2013. Ảnh: Dân cư bang Oregon ăn mừng sự xóa sổ giáo phái Rajneeshee.