Sự thật trần trụi về “cây đá triệu đô” tại thác Hiêu

Google News

Chính đặc tính lạ trong mùa mưa của suối Hiêu đã khiến những cây cối, đồ vật nó gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá.

Thác Hiêu không xa lạ gì với người dân bản địa và những người ưa thích tuyến du lịch khám phá Cúc Phương - Pù Luông. Nhưng ngoài vẻ đẹp hoang sơ, lộng lẫy, ít người biết đến sự diệu kỳ ẩn chứa trong lòng nó.
 
Theo nhà nghiên cứu văn hóa địa phương, ông Hà Nam Ninh (thị trấn Cành Nàng, Bá Thước), tên gọi thác Hiêu bắt nguồn từ tiếng Thái.

Hiêu có nghĩa là nhô ra, chênh vênh như cành cây, đúng với rẻo đất làng Hiêu và thác Hiêu (xã Cổ Lũng) đang tọa lạc. Không phải như đồn đoán của dân du lịch bụi rằng Hiêu là đọc chệch từ Hươu (vì trong khu bảo tồn có nhiều hươu).
Phong cảnh thanh bình, nguyên sơ của bản Hiêu từ lâu đã được dân phượt ưa thích.
Phong cảnh thanh bình, nguyên sơ của bản Hiêu từ lâu đã được dân phượt ưa thích.
Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên dòng nước đặc biệt trong xanh, nhưng cũng tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối. Vì vậy, con suối từ thác Hiêu chảy ra suối Nủa, rồi hòa vào sông Mã có tên gọi là suối Khanh (nghĩa là cứng, xiết).

Nơi khởi nguồn của dòng suối Hiêu nằm ngay trong làng Hiêu, từ một hang đá thuộc dãy núi đá hùng vĩ của sơn hệ đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Theo người dân trong vùng, không hiểu nước trong lòng núi từ đâu mà nhiều thế, suối chảy quanh năm không bao giờ cạn.

Mùa mưa lũ, suối Hiêu cũng gầm réo dữ dội, nước từ màu xanh đổi thành màu trắng đục như nước gạo, nước đậu nành. Có lẽ do lòng núi đá vôi bị nước xói mòn, những đá non tan ra mà tạo nên lượng vôi lỏng lớn như vậy.
Đằng sau những cảnh đẹp, thác Hiêu còn ẩn chứa những sự độc đáo bất ngờ.
Đằng sau những cảnh đẹp, thác Hiêu còn ẩn chứa những sự độc đáo bất ngờ.
Chính đặc tính lạ trong mùa mưa của suối Hiêu đã khiến những cây cối, đồ vật nó gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá. Nhưng chỉ ở những khúc đầu nguồn đến thác Hiêu (dài chừng trăm mét) có thể nhanh chóng tạo nên các “hóa thạch” kì diệu. Những khúc suối phía dưới có lẽ lượng vôi đã bớt đậm đặc hơn nên thời gian đông kết cũng lâu và khó khăn hơn.

Không rõ ai là người phát hiện ra sự kì diệu của suối Hiêu đầu tiên. Các tài liệu văn bản của huyện Bá Thước và tỉnh Thanh Hóa chưa hề nhắc đến điều này. Ông Hoàng Văn Ngọc, chủ nhân của câu hóa đá Triệu Đô thì khẳng định ông phát hiện ra cây Triệu Đô tại một con suối thuốc xã Thiên Phủ, Hiền Kiệt gì đó (huyện Quan Hóa), cách suối Hiêu ngót 100km.

Suối Hiêu trong vắt chảy qua làng bản.
Suối Hiêu trong vắt chảy qua làng bản.
Nhưng nay ông Ngọc đã quên mất lối đến con suối đó, nên khó có sự kiểm chứng đó là dòng suối thứ hai có khả năng kỳ lạ chăng?! Nhưng chắc chắn quanh vùng thượng du xứ Thanh, đến nay chỉ có thượng nguồn suối Hiêu có hiện tượng đông kết đá vôi đó.

Nhiều năm trước, anh Nguyễn Văn H. đã lọ mọ khắp các núi rừng các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Ngọc Lặc… để sinh sống. Phát hiện và nắm bắt được quy luật nảy sinh điều kỳ diệu của suối Hiêu, H. từng âm thầm đến suối đem một số cây ven suối bị hóa đá về.

Rồi khi nhiều người khác cũng biết, thu nhặt hết dần những cây đá đẹp, thì họ lại nghĩ ra cách mới, đó là làm cây đá nhân tạo tại dòng suối.
Hà Văn Lý tự hào giới thiệu bí quyết tạo cây đá.
Hà Văn Lý tự hào giới thiệu bí quyết tạo cây đá.
“Mùa mưa, cứ đem một cái xây xanh dìm đứng xuống suối. Nước lũ trong hang sẽ đông kết cây lại, hết mùa mưa có thể đem lên bờ. Chỉ việc khênh nó lên phơi khô thì sẽ trông y hệt như hóa thạch. Ai thích thì tôi bán, không thì tôi để chơi. Thường thì cây nào đem lên bờ cũng gẫy vỡ, bởi đá vôi non mà.

Những lúc ấy tôi xâu cái que, thanh sắt, hay dính keo 502 vào là ô kê thôi. Kỳ công thì cạo vôi dưới chân cây nhúng nước mà ghép lại vào cành lá. Thực ra là tôi làm non bộ lạ, chứ không phải làm cây hóa thạch giả” - H. cười sảng khoái.
Những cảnh đẹp do dòng nước đá vôi tạo nên trên thác Hiêu.
Những cảnh đẹp do dòng nước đá vôi tạo nên trên thác Hiêu.

Sức nước mạnh mẽ của suối khiến suối Hiêu còn được gọi là suối Cứng.
Sức nước mạnh mẽ của suối khiến suối Hiêu còn được gọi là suối Cứng.
TS. Vũ Cao Minh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Địa chất đã đúng khi khẳng định: “Cơ chế để đá vôi hòa tan trong hang động (thậm chí cả các dòng suối chảy từ hang động ra) phủ lên cái lá, cái cây, khúc xương động vật rồi biến chúng thành dạng đá, thì tương đối phổ biến, có thể lý giải được”.

Có lẽ TS. Minh chưa có dịp tiếp xúc với trường hợp độc đáo cụ thể là suối Hiêu, nên bức màn bí ẩn của cây hóa đá kiểu như Triệu Đô không bị ông bóc trần.

“Tôi công khai bán nhiều cây đá. Dăm ba chục triệu đồng thì có, nhưng chưa có cây đá nào tôi hét giá triệu đô cả” - Nguyễn Văn H. tiếp tục bỡn cợt - “Cứ theo đó mà tính, giá trị của nhà máy sản xuất cây đá suối Hiêu chắc cũng đáng tầm cỡ hàng chục, hàng trăm triệu đô, nhỉ”.
 

Đây có phải tác phẩm triệu USD?
Đây có phải tác phẩm triệu USD?
Thác Hiêu nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, hiện đang được địa phương kêu gọi đầu tư để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Cùng với bản Hang, bản Kho Mường thì bản Hiêu cũng đang được xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng.

Những cảnh đẹp độc đáo về dòng chảy, độ cao, hệ thống hang động, thác Hiêu đã là địa điểm lý thú cho những người ưa khám phá, thích sống chan hòa cùng thiên nhiên và cư dân bản địa.

Thêm một điều kỳ thú từ khả năng “biến” cây cỏ, đồ vật thành đá, suối Hiêu hoàn toàn có thể phát huy tiềm năng kinh tế của mình, nếu được đánh thức. Nếu kiên nhẫn và may mắn đến đúng thời điểm, du khách có thể đem về những tạo tác tự nhiên kỳ lạ theo ý mình làm kỷ niệm.

Đây là điểm độc đáo của suối Hiêu mà không thấy con suối nào quanh vùng có được.

Theo VTC

 

Bài đang đọc nhiều
10 nhà phát minh tử nạn vì “con đẻ“ 10 nhà phát minh tử nạn vì “con đẻ“ Tranh vẽ tuyệt đẹp về bộ đội VN của họa sĩ Mỹ Tranh vẽ tuyệt đẹp về bộ đội VN của họa sĩ Mỹ Ảnh độc: Việt Nam thời Pháp thuộc trên báo nước ngoài Ảnh độc: Việt Nam thời Pháp thuộc trên báo nước ngoài

[links()]

 

Bình luận(0)