Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao. Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m. Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân. Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.
Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3
lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng
và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường
độ cao dày 25 cm. Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28. M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km. Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo. Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.
Đảo Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, cách đất liền hơn 550 km, diện tích nổi hơn 150.000 m2. Đường băng sân bay là công trình dễ nhận ra nhất khi quan sát hòn đảo từ trên cao.
Sân bay trên đảo được xây dựng từ tháng 6/1976 – 8/1977. Vào thời điểm kể trên, đây chỉ là sân bay tạm có lớp mặt trải bằng những tấm ghi nhôm, có chiều dài 560m, rộng 24m.
Theo tấm bia kỉ niệm đặt tại sân bay, đơn vị khảo sát, thiết kế sân bay là Phòng Công binh – Binh chủng Phòng không không quân, đơn vị thi công là Trung đoàn Công binh 28 – Quân chủng Phòng không không quân.
Trước tình trạng xuống cấp, đầu những năm 2000, đường băng sân bay đã được làm mới với tiêu chuẩn sân bay cấp III, đáp ứng yêu cầu sử dựng các loại máy bay cánh bằng chở khách.
Đường băng và sân đỗ máy bay mới có 3
lớp kết cấu trên nền cát, đá san hô tự nhiên gồm: Lớp nền móng tạo phẳng
và lu, lèn chặt; lớp móng gia cố xi măng và lớp bê tông xi măng cường
độ cao dày 25 cm.
Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn có thể tiếp nhận các loại trực thăng và máy bay tuần tiễu M-28.
M-28 là loại máy bay vận tải và tuần tra có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, có tốc độ tối đa là 350km/h, trần bay 6.000m, phạm vi hoạt động 1230km.
Những chiếc máy bay này được trang bị radar có tầm quét bán kính 160km, dò tìm được đồng thời 30 mục tiêu nổi, dò tìm tàu ngầm bằng các biện pháp dò từ trường, dò bằng tia hồng ngoại và thả phao phát radio xuống biển. Đây là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Không chỉ là nơi máy bay cất, hạ cánh, đường băng của sân bay Trường Sa cũng đảm nhiệm chức năng của một quảng trường lớn, nơi tiến hành những nghi lễ trang trọng của người lính đảo.
Có thể nói, sân bay Trường Sa là một công trình đặc biệt quan trọng trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.