Những điều kỳ thú ở chợ phiên Đồng Văn

Google News

Mỗi khi có khách, những người bán quẩy lại nhúng chiếc quẩy to tướng vào chảo mật một cách điệu nghệ, rồi gói vào giấy, đưa cho khách.

Không ai biết chợ Đồng Văn (thị trấn Đồng Văn, Hà Giang) có từ bao giờ nhưng cứ Chủ nhật hàng tuần, dân quanh vùng, những người H’mông, Tày, Bố Y... lại đến đây để trao đổi, mua bán hoặc chỉ để vui chơi, giao lưu. Và họ đã tạo nên một phiên chợ độc đáo ở trên cao nguyên đá này.

Chợ phiên Đồng Văn luôn bắt đầu trong sương mờ và ẩm ướt bởi khí hậu đặc trưng của khu vực này. Ở thị trấn Đồng Văn, dù ngay giữa ngày hè thì lúc 5h sáng, trời vẫn se se lạnh, mờ tối và đầy hơi sương.

Từ sáng sớm Chủ nhật, trên những con đường vào thị trấn Đồng Văn, những người trong những bộ trang phục rực rỡ sắc màu đã lặng lẽ đi về phía chợ. Du khách có thể bắt gặp ba mẹ con dắt díu nhau đi trong sương sớm. Người mẹ gùi nặng trên vai, phía trước lại địu một em bé đang say sưa ngủ, thò đôi chân trần mũm mĩm ra ngoài. Đi líu ríu bên người mẹ này là một em bé cao đến ngang hông người lớn, mũi thò lò, chân đi ủng nhựa và cứ thấy người lạ là tò mò nhìn theo.

Đôi khi, du khách có thể gặp một thanh nhiên người H’mông đi một mình, ôm ngang ngực một con gà để mang ra chợ bán và quãng đường đi chợ của họ có thể tới hơn chục km.

Gần đây, cùng với mức sống ngày một nâng cao, một số người dân tộc đã có xe máy và họ vui vẻ cưỡi xe máy trở vợ con cùng những gùi nông sản phi vèo vèo đến chợ.

Gần đây, khu họp chợ Đồng Văn được di chuyển ra vị trí rộng hơn trong thị trấn. Khu chợ cũ với tường bằng gạch nung khổ lớn vàng ươm, mái ngói bằng đá đen và nền bằng đá tảng lớn bị... bỏ quên. Khu chợ mới được xây bằng bê tông, rộng hơn nhưng không đẹp bằng. Chợ Đồng Văn mới cũng thiếu những ụ bếp đắp đất và những chảo thắng cố to đại. Tuy nhiên, nó vẫn đông vui, nhộn nhịp khác thường.

Ngay ở cộng chợ là khu vực bán thịt lợn với những phản thịt mỡ dầy cả gang tay và da vẫn còn lông đen. Trên lối đi vào chợ, những hàng bánh quẩy nhúng mật, sôi ngũ sắc, bánh bột gạo bọc thịt... thơm phúc và nhộn nhịp người mua, người bán.

Mỗi khi có khách, những người bán quẩy lại nhúng chiếc quẩy to tướng vào chảo mật một cách điệu nghệ rồi gói vào giấy, đưa cho khách.

Các bà, các cô bán sôi thì thi nhau khen sôi của mình thơm, nóng để mời khách. Sôi ngũ sắc thường có màu vàng, màu tím, màu xanh từ nghệ, lá nếp... nhưng gần đây, một số bà hàng sôi Đồng Văn còn tạo ra loại sôi màu hồng rực. Nếu có người hỏi thăm màu hồng này từ đâu ra, một bà bán sôi... đối thủ sẽ thì thầm khuyên đừng mua bởi đấy là màu hóa chất.

Vào hẳn trong chợ, du khách sẽ được các bà, các cô nhiệt tình chào mời. Ở đây, người ta có thể mua đủ thứ, từ rau cải xanh mướt, ớt đỏ rực, ngô vàng ươm, hạt dẻ đã luộc chín cho đến con mèo ướt trong giỏ, điện thoại di động.

Người dân ở đây cũng bày tỏ sự sợ hãi với các sản phẩm dính đến hóa chất. Những bông súp nơ xanh nhỏ đắt hàng, bởi "người dân tộc không trồng bằng thuốc kích thích. Trồng được súp nơ to hay nhỏ thì cứ thế ăn thôi", một phụ nữ H’mông nói về rau của mình.

Các hàng phở và quán ăn trong chợ cũng liên tục quảng cáo rằng thịt gà, thịt lợn của mình là gà Việt Nam, rằng "gà Việt Nam những 110.000đ/kg, còn gà Trung Quốc có 50.000đ/kg và mua một con là làm được tới 20 bát phở nhưng em vẫn mua gà Việt Nam", cô hàng phở xinh xắn và nhanh nhẹn ở góc chợ Đồng Văn vừa nói vừa đá mắt sang hàng bên cạnh.

Cô là người Kinh và là ngày thường làm cô giáo. Đây là quán phở của mẹ cô và ngày cuối tuần, cô làm giúp mẹ. Chồng cô là một chàng trai người H’mông có mái tóc xoăn, khuôn mặt đẹp trai, cũng đứng bán phở cùng vợ.

Người Hà Nội muốn dự phiên chợ độc đáo này phải khởi hành từ ít nhất một ngày trước đó, bởi vì chợ Đồng Văn cách Hà Nội ngót nghét 500km. Vậy nhưng ở chợ phiên Đồng Văn, người ta gặp không chỉ du khách từ Thủ đô mà còn ở TP HCM và rất nhiều người nước ngoài.

Cùng ngắm một số hình ảnh về chợ phiên Đồng Văn những ngày đầu đông:
Người bán lại nhúng chiếc quẩy vào chảo mật một cách điệu nghệ rồi đưa cho khách.
Người bán lại nhúng chiếc quẩy vào chảo mật một cách điệu nghệ rồi đưa cho khách.
Hạt dẻ ở đây được luộc chín từ tối hôm trước rồi mới mang bán.
Hạt dẻ ở đây được luộc chín từ tối hôm trước rồi mới mang bán.
Đây là những loại rau củ quanh vùng.
Đây là những loại rau củ quanh vùng.
Nụ cười rạng rỡ của thiếu phụ sơn cước.
Nụ cười rạng rỡ của thiếu phụ sơn cước.
Thiếu nữ Đồng Văn ngượng nghịu cười khi được khen mặc chiếc áo đẹp.
Thiếu nữ Đồng Văn ngượng nghịu cười khi được khen mặc chiếc áo đẹp.
Các bà vừa bán vừa nói chuyện vui vẻ với nhau.
Các bà vừa bán vừa nói chuyện vui vẻ với nhau.
 Các bà bán ngô tự xếp thành hàng.
Các bà bán ngô tự xếp thành hàng.
Họ vừa bán ngô kèm chuối hoặc gừng củ mang từ vườn nhà tới.
Họ vừa bán ngô kèm chuối hoặc gừng củ mang từ vườn nhà tới.
Có lẽ hàng cá khô là vắng khách nhất.
Có lẽ hàng cá khô là vắng khách nhất.
Đây là nơi quầy bán điện thoại duy nhất trong chợ Đồng Văn.
Đây là nơi quầy bán điện thoại duy nhất trong chợ Đồng Văn.
Ớt khô được bán cả bao tải.
Ớt khô được bán cả bao tải.
Các bà bán bánh bột gạo và bánh hoa tam giác mạch ngồi thành hàng, vừa quạt than, vừa nói chuyện.
Các bà bán bánh bột gạo và bánh hoa tam giác mạch ngồi thành hàng, vừa quạt than, vừa nói chuyện.
Khu bán rượu lẻ, tức là bán từng chai hoặc từng chén, rành cho đàn ông con trai luôn đông khách nhưng không ồn ào. Các ông vừa uống rượu vừa rít thuốc lào.
Khu bán rượu lẻ, tức là bán từng chai hoặc từng chén, rành cho đàn ông con trai luôn đông khách nhưng không ồn ào. Các ông vừa uống rượu vừa rít thuốc lào.
Trong khi đó, khu bán rượu của các bà các cô là nơi ầm ĩ nhất nhì chợ. Ở khu vực này, người ta bán rượu theo can.
Trong khi đó, khu bán rượu của các bà các cô là nơi ầm ĩ nhất nhì chợ. Ở khu vực này, người ta bán rượu theo can.
Người đàn ông bán thuốc bột này rất tự hào về chiếc cân tiểu ly độc đáo của mình. Chiếc cân của ông có hàng trăm năm nay, có cán bằng xương một loài vật nào đó mà chính cha ông cũng không biết.
Người đàn ông bán thuốc bột này rất tự hào về chiếc cân tiểu ly độc đáo của mình. Chiếc cân của ông có hàng trăm năm nay, có cán bằng xương một loài vật nào đó mà chính cha ông cũng không biết.
Ở chợ phiên Đồng Văn, người mẹ có thể mua vải rồi mang cho thợ may ngay tại đây. Ra khỏi chợ là bé đã có áo mới về nhà.
Ở chợ phiên Đồng Văn, người mẹ có thể mua vải rồi mang cho thợ may ngay tại đây. Ra khỏi chợ là bé đã có áo mới về nhà.
 Khu bán hương gồm toàn người già.
Khu bán hương gồm toàn người già.
Vào khu bán lợn, chó, mèo và trâu, du khách phải cẩn thận mỗi bước chân nếu không muốn bị bẩn giầy. Ảnh: Nguyễn Dương
Vào khu bán lợn, chó, mèo và trâu, du khách phải cẩn thận mỗi bước chân nếu không muốn bị bẩn giầy.

Theo Đất Việt
[links()]

Bình luận(0)