Người Ai Cập cổ đại đã có một phát minh tuyệt vời để bảo vệ răng miệng đó chính là kem đánh răng. Công thức đầu tiên của nó bao gồm: bột của móng bò, tro, vỏ trứng bị đốt cháy và đá bột. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy một công thức kem đánh răng cao cấp hơn được ghi chép lại trên giấy papyrus có niên đại vào thế kỷ thứ IV, thời kì La Mã chiếm đóng Ai Cập. Ai Cập phát minh ra khóa cửa vào khoảng năm 4.000 trước công nguyên. Về cơ bản nó là một khóa trụ tang chốt, tức là ổ khóa gồm thanh trục lõm được kết nối với các lẫy (pins) có độ dài khác nhau có thể được thao tác bằng cách chèn vào đó chìa khóa. Khi đưa chìa khóa thích hợp vào ổ, các rãnh trên chìa sẽ đẩy các thanh pin lên sao cho các pin sẽ thoát ra khỏi trục khóa. Lúc này, mọi người có thể xoay trục khóa và mở khóa. Nhược điểm của phát minh này là chúng có kích thước khá lớn. Chiếc lớn nhất dài đến 0,6m.Đồ cắt tóc và cạo mặt là những phát minh vĩ đại nhất của người Ai Cập cổ đại. Có lẽ, họ là những người cổ đại đầu tiên nhận ra sự phiền toái từ bộ tóc của mình. Họ coi một bộ tóc bù xù rậm rạp là không hợp vệ sinh trong thời tiết nóng bức. Vì vậy, họ thường xuyên cắt tóc và cạo mặt. Ban đầu, những vật dụng được dùng để cạo là bộ lưỡi dao đá nhọn lắp với tay cầm bằng gỗ. Sau đó, chúng được thay thế bằng lưỡi dao cạo bằng đồng. Họ cũng là những người thợ cắt tóc đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Bowling là một trong 10 phát minh vĩ đại của người Ai Cập. Trong khu định cư Narmoutheos được hình thành từ thời kỳ La Mã còn chiếm đóng Ai Cập ở thế kỷ thứ II và III sau công nguyên, cách Cairo 90km về phía nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một căn phòng có nhiều làn đường để chơi môn bóng giống như bowling và tìm thấy nhiều quả bóng có kích thước khác nhau. Một số làn đường có độ dài khoảng 3,9m, rộng 20 cm và sâu 9,6 cm với một hình vuông có kích cỡ 12cm ở trung tâm. Người chơi nhắm đích vào các lỗ ở giữa làn đường chơi bowling. Các đối thủ sẽ đứng ở hai đầu đối diện của làn đua và cố gắng ném bóng vào lỗ trung tâm và đồng thời khiến cho bóng của đối phương đi lệch hướng. Kẹo bạc hà là phát minh thú vị của Ai Cập để khử mùi hôi miệng. Các nhà khoa học đã khai quật xác ướp và tìm thấy những chiếc răng bị sâu và bằng chứng về sự mưng mủ ở nướu răng. Để đối phó với các mùi khó chịu từ các căn bệnh về răng miệng, người Ai Cập đã phát minh ra kẹo bạc hà làm từ trầm hương, nhựa thơm và quế. Họ đun sôi hỗn hợp trên với mật ong rồi vo tròn lại thành những viên nhỏ để dễ dàng sử dụng.
Các nhà khoa học đã tìm được nhiều bằng chứng cho thấy Ai Cập và Sumer là những xã hội đầu tiên sử dụng cày trong việc canh tác nông nghiệp từ những năm 4000 trước công nguyên. Chúng được cải tiến từ các dụng cụ cầm tay nên ban đầu những chiếc cày có trọng lượng rất nhẹ và không hiệu quả khi xới đất. Phải 4 người đàn ông khỏe mạnh mới có thể kéo chiếc cày này. Nhưng vào khoảng năm 2000 trước công nguyên, lần đầu tiên người Ai Cập dùng bò để kéo cày, khiến việc canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả hơn.
Ở thời cổ đại, lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp con người tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng lịch từ hàng ngàn năm trước công nguyên để biết khi nào lũ trên sông Nile sẽ xảy ra, từ đó có biện pháp canh tác phù hợp. Phát minh này phù hợp với tập quán canh tác nông nghiệp và được chia thành 3 mùa chính: ngập lụt, phát triển và thu hoạch. Mỗi mùa gồm 4 tháng, mỗi tháng được chia thành 30 ngày. Một năm gồm 360 ngày, ngắn hơn thực tế một vài ngày. Mặc dù người Trung Quốc đã làm ra giấy vào khoảng năm 140 trước công nguyên nhưng người Ai Cập mới là chủ nhân của phát minh vĩ đại này. Họ làm ra giấy từ cây papyrus từ trước đó hàng nghìn năm. Giấy papyrus có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong và đặc biệt rất bền. Nó được làm từ lõi của cây papyrus, cao khoảng 2-3m. Chúng mọc dọc hai bờ sông Nile. Đặc tính của cây này vô cùng cứng cáp và rất bền nên còn có thể dùng để may buồm, làm dép, dệt thảm và phục vụ một số nhu cầu thiết yếu khác trong đời sống của người dân Ai Cập thời cổ đại. Hệ thống chữ viết Ai Cập là hệ chữ tượng hình, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 6000 trước công nguyên. Chữ tượng hình là những ký tự đơn giản các từ ngữ mà chúng đại diện nhưng có những hạn chế nhất định. Theo quá trình phát triển của xã hội, người Ai Cập đã thêm một số nhân tố khác vào hệ thống chữ viết của họ bao gồm các ký tự như alphabet đại diện một số âm nhất định và các kí tự khác cho phép họ viết ra tên, khái niệm trừu tượng. Hiện chúng ta còn biết người Ai Cập cổ đại chính là công thần khai sinh ra hệ thống chữ viết chạm khắc (hieroglyphics).
Người Ai Cập cổ đại phát minh ra đồ trang điểm mắt từ những năm 4000 trước công nguyên. Thậm chí một số nền văn hóa khác vẫn còn sử dụng các kỹ thuật trang điểm giống như người Ai Cập đã sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Họ sử dụng muội than, khoáng chất có tên galena để tạo ra một loại thuốc mỡ kohl có màu đen. Hỗn hợp này vẫn còn phổ biến cho tới ngày nay. Người Ai Cập thời đó còn trang điểm mắt màu xanh lá cây bằng cách sử dụng một loại khoáng chất có tên malachite kết hợp với galena. Không riêng phụ nữ, nam giới Ai Cập thời cổ đại cũng rất ưa chuộng phong cách trang điểm mắt đậm như vậy.
Người Ai Cập cổ đại đã có một phát minh tuyệt vời để bảo vệ răng miệng đó chính là kem đánh răng. Công thức đầu tiên của nó bao gồm: bột của móng bò, tro, vỏ trứng bị đốt cháy và đá bột. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy một công thức kem đánh răng cao cấp hơn được ghi chép lại trên giấy papyrus có niên đại vào thế kỷ thứ IV, thời kì La Mã chiếm đóng Ai Cập.
Ai Cập phát minh ra khóa cửa vào khoảng năm 4.000 trước công nguyên. Về cơ bản nó là một khóa trụ tang chốt, tức là ổ khóa gồm thanh trục lõm được kết nối với các lẫy (pins) có độ dài khác nhau có thể được thao tác bằng cách chèn vào đó chìa khóa. Khi đưa chìa khóa thích hợp vào ổ, các rãnh trên chìa sẽ đẩy các thanh pin lên sao cho các pin sẽ thoát ra khỏi trục khóa. Lúc này, mọi người có thể xoay trục khóa và mở khóa. Nhược điểm của phát minh này là chúng có kích thước khá lớn. Chiếc lớn nhất dài đến 0,6m.
Đồ cắt tóc và cạo mặt là những phát minh vĩ đại nhất của người Ai Cập cổ đại. Có lẽ, họ là những người cổ đại đầu tiên nhận ra sự phiền toái từ bộ tóc của mình. Họ coi một bộ tóc bù xù rậm rạp là không hợp vệ sinh trong thời tiết nóng bức. Vì vậy, họ thường xuyên cắt tóc và cạo mặt. Ban đầu, những vật dụng được dùng để cạo là bộ lưỡi dao đá nhọn lắp với tay cầm bằng gỗ. Sau đó, chúng được thay thế bằng lưỡi dao cạo bằng đồng. Họ cũng là những người thợ cắt tóc đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Bowling là một trong 10 phát minh vĩ đại của người Ai Cập. Trong khu định cư Narmoutheos được hình thành từ thời kỳ La Mã còn chiếm đóng Ai Cập ở thế kỷ thứ II và III sau công nguyên, cách Cairo 90km về phía nam, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một căn phòng có nhiều làn đường để chơi môn bóng giống như bowling và tìm thấy nhiều quả bóng có kích thước khác nhau. Một số làn đường có độ dài khoảng 3,9m, rộng 20 cm và sâu 9,6 cm với một hình vuông có kích cỡ 12cm ở trung tâm. Người chơi nhắm đích vào các lỗ ở giữa làn đường chơi bowling. Các đối thủ sẽ đứng ở hai đầu đối diện của làn đua và cố gắng ném bóng vào lỗ trung tâm và đồng thời khiến cho bóng của đối phương đi lệch hướng.
Kẹo bạc hà là phát minh thú vị của Ai Cập để khử mùi hôi miệng. Các nhà khoa học đã khai quật xác ướp và tìm thấy những chiếc răng bị sâu và bằng chứng về sự mưng mủ ở nướu răng. Để đối phó với các mùi khó chịu từ các căn bệnh về răng miệng, người Ai Cập đã phát minh ra kẹo bạc hà làm từ trầm hương, nhựa thơm và quế. Họ đun sôi hỗn hợp trên với mật ong rồi vo tròn lại thành những viên nhỏ để dễ dàng sử dụng.
Các nhà khoa học đã tìm được nhiều bằng chứng cho thấy Ai Cập và Sumer là những xã hội đầu tiên sử dụng cày trong việc canh tác nông nghiệp từ những năm 4000 trước công nguyên. Chúng được cải tiến từ các dụng cụ cầm tay nên ban đầu những chiếc cày có trọng lượng rất nhẹ và không hiệu quả khi xới đất. Phải 4 người đàn ông khỏe mạnh mới có thể kéo chiếc cày này. Nhưng vào khoảng năm 2000 trước công nguyên, lần đầu tiên người Ai Cập dùng bò để kéo cày, khiến việc canh tác nông nghiệp đạt hiệu quả hơn.
Ở thời cổ đại, lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp con người tồn tại trước thiên nhiên khắc nghiệt. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng lịch từ hàng ngàn năm trước công nguyên để biết khi nào lũ trên sông Nile sẽ xảy ra, từ đó có biện pháp canh tác phù hợp. Phát minh này phù hợp với tập quán canh tác nông nghiệp và được chia thành 3 mùa chính: ngập lụt, phát triển và thu hoạch. Mỗi mùa gồm 4 tháng, mỗi tháng được chia thành 30 ngày. Một năm gồm 360 ngày, ngắn hơn thực tế một vài ngày.
Mặc dù người Trung Quốc đã làm ra giấy vào khoảng năm 140 trước công nguyên nhưng người Ai Cập mới là chủ nhân của phát minh vĩ đại này. Họ làm ra giấy từ cây papyrus từ trước đó hàng nghìn năm. Giấy papyrus có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong và đặc biệt rất bền. Nó được làm từ lõi của cây papyrus, cao khoảng 2-3m. Chúng mọc dọc hai bờ sông Nile. Đặc tính của cây này vô cùng cứng cáp và rất bền nên còn có thể dùng để may buồm, làm dép, dệt thảm và phục vụ một số nhu cầu thiết yếu khác trong đời sống của người dân Ai Cập thời cổ đại.
Hệ thống chữ viết Ai Cập là hệ chữ tượng hình, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 6000 trước công nguyên. Chữ tượng hình là những ký tự đơn giản các từ ngữ mà chúng đại diện nhưng có những hạn chế nhất định. Theo quá trình phát triển của xã hội, người Ai Cập đã thêm một số nhân tố khác vào hệ thống chữ viết của họ bao gồm các ký tự như alphabet đại diện một số âm nhất định và các kí tự khác cho phép họ viết ra tên, khái niệm trừu tượng. Hiện chúng ta còn biết người Ai Cập cổ đại chính là công thần khai sinh ra hệ thống chữ viết chạm khắc (hieroglyphics).
Người Ai Cập cổ đại phát minh ra đồ trang điểm mắt từ những năm 4000 trước công nguyên. Thậm chí một số nền văn hóa khác vẫn còn sử dụng các kỹ thuật trang điểm giống như người Ai Cập đã sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Họ sử dụng muội than, khoáng chất có tên galena để tạo ra một loại thuốc mỡ kohl có màu đen. Hỗn hợp này vẫn còn phổ biến cho tới ngày nay. Người Ai Cập thời đó còn trang điểm mắt màu xanh lá cây bằng cách sử dụng một loại khoáng chất có tên malachite kết hợp với galena. Không riêng phụ nữ, nam giới Ai Cập thời cổ đại cũng rất ưa chuộng phong cách trang điểm mắt đậm như vậy.