“Ông ta (Yanukovych) đã kích động ông Putin chống lại châu Âu và Mỹ. Vì thế, hai vị lãnh đạo này không hề ưa nhau hay tin tưởng vào nhau cả. Rõ ràng, trong các buổi hội đàm ở Washington, rất nhiều bình luận nhắm vào Nga. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận một thực tế rằng, Ukraine là một quốc gia độc lập trong 25 năm qua. Khủng hoảng ở Ukraine thực sự là cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ. Người Nga không hề dính líu tới vụ việc này”, Eugene Rumer, cựu nhân viên tình báo Mỹ và hiện là Giám đốc Chương trình Nga và Á-Âu thuộc Viện Carnegie Endowment vì Hòa bình.
Rõ ràng,
Putin có mối quan tâm đặc biệt tới Ukraine. Ông không mong muốn NATO và Mỹ đặt căn cứ quân sự ở Ukraine, quốc gia láng giềng của mình. Chưa kể, các doanh nghiệp đóng tàu và máy bay Ukraine có quan hệ chặt chẽ với khu tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga là Hạm đội Biển Đen. Cuối cùng, đường ống vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu một phần chạy qua lãnh thổ của Ukraine.
|
Người biểu tình Ukraine đang đập phá cửa kính xe buýt được cảnh sát dùng làm rào chắn.
|
Simon Saradzhyan, học giả tới từ Đại học Harvard nhìn nhận, ông Putin và đội ngũ cố vấn nhận thấy người Nga, người Ukraine và người Belarus đều có chung một cội nguồn. Do đó, họ cần “tìm cách để đưa Ukraine vào quỹ đạo của Nga”.
“Số lượng dân số và tiềm năng của kinh tế của nước này đóng vai trò khá lớn trong Liên minh Á-Âu, một tổ chức mà ông Putin đang cố gắng xây dựng trong bối cảnh hậu Liên Xô”, ông này nói.
Tuy nhiên, ông
Yanukovych lại “chưa bao giờ là người của Nga cả. Ông Yanukovych là một đối tác khó nhằn và không đáng tin cậy của Nga. Ông ta luôn tận dụng các cơ hội để chơi xấu nước Nga... là ý kiến của Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow ông Dmitri Trenin.
Mục tiêu duy nhất của ông là để duy trì quyền lực và để bảo vệ khối tài sản của mình và gia đình. “Tổng thống Yanukovych luôn có tư tưởng nước đôi trong mối quan hệ với châu Âu và Nga. Tư tưởng trục lợi cá nhân luôn xuất hiện trong đầu ông ta. Vì thế, người Nga đã từ bỏ Yanukovych từ lâu”, ông Trenin nói.
|
Tư tưởng nước đôi của Tổng thống Yanukovych (phải) trong quan hệ với Nga và châu Âu là nguyên do khiến người Nga bỏ rơi Ukraine trong cuộc khủng hoàng này?
|
Cụ thể, đặc phái viên của Putin ở Kiev đã từ chối ký vào thỏa thuận giữa Yanukovych và phe đối lập vào hồi tuần trước. “Tôi nghĩ rằng, Điện Kremlin cảm thấy khá lạnh nhạt với vấn đề đó. Họ (người Nga) cảm thấy như bị ông Yanukovych phản bội vậy. Tuy dùng từ “phản bội” có vẻ mang sắc thái hơi mạnh, nhưng chắc chắn Tổng thống Ukraine đã cố xoay sở để khích động châu Âu chống lại Nga”.
Tuy không ưa gì Tổng thống Yanukovych, song không vì thế mà ông Putin bỏ mặc
Ukraine bởi một lo ngại về viễn cảnh Nam Tư ở quốc gia láng giềng này. “Tôi nghĩ, nếu bạn ngồi ở Kremlin, bạn sẽ nhận thấy viễn cảnh về một cuộc chiến tranh Nam Tư đang dần hiển hiện ở Ukraine sẽ đáng sợ ra sao”, Andrew Weiss, chuyên gia từng làm việc dưới thời chính quyền Clinton và George H.W.Bush, cho biết. Weiss gọi cuộc khủng hoảng ở Ukraine là “một thất bại bốn bên” liên quan tới Nga, châu Âu, Mỹ và Ukraine.