Cựu lãnh đạo phương Tây ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Putin

Google News

(Kiến Thức) - Ông Putin được nhiều nhân vật cao cấp bao gồm các cựu thủ tướng, chủ tịch đảng phái ở châu Âu ủng hộ.

Nhiều nhân vật cao cấp của châu Âu ủng hộ ông Putin
Các nhà lãnh đạo EU đều cố tỏ ra đoàn kết chống lại hành động của Nga ở Ukraine nhưng tại quê nhà, họ đang phải đấu tranh với một số nhân vật cao cấp có sự cảm thông với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi cho biết, cô lập nước Nga là “đi ngược lại lịch sử”. Chủ tịch Đảng "Độc lập Anh Quốc” Nigel Farage ở Anh cho rằng ông Putin là người đàn ông giữa những cậu bé. Truyền thông Đức cũng bày tỏ sự đồng cảm mạnh mẽ với các quan điểm của Moscow.
Sự ủng hộ đối với các quan điểm của Kremlin thường đến từ các nước chống Mỹ, hoặc có thái độ thù hận với EU hay đơn giản là tôn trọng quyết định của lãnh đạo cũng như nỗi lo sợ tổn hại lợi ích kinh doanh ở Nga.
Ở rất nhiều nước, những người bảo vệ cho ông Putin là những người nổi bật nhưng lại không được công chúng ủng hộ. Nhưng ở Đức, những người bảo vệ ông Putin lại xuất hiện 2 cựu thủ tướng, các nhà chính trị, lập pháp cũng như các nhà lãnh đạo kinh tế. Điều này khiến bà Angela Merkel sẽ phải vượt qua được họ trước khi có thể gây áp lực để ông Putin xuống thang tại Ukraine.
Sự cảm thông đối với hành động của ông Putin – mặc dù họ có thể không ủng hộ việc Nga sáp nhập Ukraine đều cho thấy những phẩm chất đáng ngưỡng mộ của ông Putin.
 Ông Nigel Farage bày tỏ sự tôn trọng đối với ông Putin.
“Tôi không thích ông Putin. Tôi cũng không tin tưởng hay muốn sống ở nước ông ấy. Nhưng khi so sánh với những đứa trẻ đang lập ra chính sách đối ngoại của Anh, tôi cảm thấy tôn trọng ông Putin nhiều hơn”, ông Nigel Farage cho biết. Hồi đầu năm 2014, ông Farage cũng cho rằng ông Putin là nhà lãnh đạo được ông hâm mộ nhất trong một cuộc phỏng vấn.
Anh, Pháp, Italy và Đức đã đồng ý trục xuất Nga khỏi nhóm G8. EU cũng đồng ý các lệnh trừng phạt quan chức cấp cao của Nga và đe dọa có những lệnh trừng phạt kinh tế nếu Moscow có những hành động quân sự nhằm vào miền đông Ukraine. Tuy nhiên, với các nhà phân tích của Nga cho biết những phương thức này đều không gây nhiều khó khăn cho Nga, nhất là sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Cựu Thủ tướng Italy, ông Berlusconi – người có mối quan hệ gần gũi với ông Putin và thậm chí từng đi nghỉ với ông này nhận xét việc “đá” Nga khỏi nhóm G8 là “thiếu thận trọng và không mang tính xây dựng”.
Ở Pháp, một số nhà chính trị ở cả cánh tả và cánh trái đều bày tỏ sự ngưỡng mộ Tổng thống Nga.
“Trong cách nhìn của tôi, ông Putin đã không mắc bất cứ sai lầm, trong khi đối thủ của ông, người Mỹ và EU, đã gặp rất nhiều sai lầm”, ông Jean-Marie Le Pen, người sáng lập của đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia ở Pháp trả lời truyền hình nước này cho hay.
Ông François Fillon, cựu Thủ tướng Pháp cũng kêu gọi Pháp công nhận việc Nga sáp phập Crimea là hợp pháp. Trong các cuộc phỏng vấn với đài radio Pháp cho biết: “Mỹ càng ít tham gia vụ việc này, càng tốt”.
Ông Putin nhận được nhiều sự ủng hộ ở Đức
Hầu hết người dân Pháp đều không có sự ủng hộ đối với quan điểm của ông Putin. Tuy nhiên điều này lại khác ở Đức, khi số đông đều kêu gọi ủng hộ lợi ích của Nga do quan hệ kinh doanh.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ tuần san Die Zeit, cựu Thủ tướng Đức Helmut Schmidt cho rằng hành động của ông Putin là hoàn toàn có thể hiểu được và cho là Đức cần nhìn vào lịch sử trước khi đối đầu với Kremlin.
“Điều quan trọng hơn luật pháp quốc tế là sự phát triển trong lịch sử của Crimea”, ông Helmut cho hay.
Một cựu Thủ tướng khác của Đức – ông Gerhard Schröder cho biết ông bày tỏ sự thông cảm với nỗi lo ngại “bị bao vây” bởi phương Tây của Nga.
 Bức ảnh chụp cựu thủ tướng Đức Gerhard Schröder và ông Putin năm 2005.
Khuynh hướng thân Nga của ông Schröder được rất nhiều người biết đến ở Đức. Vị cựu Thủ tướng Đức hiện đang là chủ tịch tập đoàn đường ống dẫn khí OGZPY. Đây là một tập đoàn thuộc sở hữu của hãng Gazprom của Nga. Ông Schröder từng mô tả ông Putin là một nhà dân chủ hoàn hảo.
Khi nhắc đến việc Nga sáp nhập Crimea, cựu Thủ tướng Đức Schröder cũng cho biết NATO và Đức từng vi phạm luật quốc tế khi đánh bom Serbia mà không được sự cho phép của Liên Hiệp Quốc. Đây là một tiền lệ mà ông Putin từng viện dẫn.
Bà Merkel từng sử dụng những lời lẽ cứng rắn chống lại ông Putin và cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể gây những thiệt hại lớn cho Nga cũng như 2 vị cựu Thủ tướng Đức, Schröder và Helmut cũng bị chỉ trích vì bảo vệ hành động của ông Putin. Nhưng sự ủng hộ đối với ông Putin của các cựu Thủ tướng Đức đã đánh vào tâm lý của công chống Đức và một số tầng lớp trong xã hội. Giám đốc điều hành Siemens Joe Kaeser từng dẫn lời 2 cựu Thủ tướng Đức để biện minh cho chuyến thăm đầy tranh cãi của ông này đến Nga vào tuần trước.
Một cuộc thăm dò vào ngày 31/3 và 1/4/2014 của công ty chuyên thực hiện các cuộc thăm dò Infratest Dimap của Đức cho thấy 1,49% người Đức cho rằng chính sách ngoại giao của nước này nên đứng giữa phương Tây và Nga thì 46% người tham gia thăm dò cho biết Đức nên đi cùng với phương Tây. Trong một cuộc thăm dò khác vào giữa tháng 3/2014, một nửa người được thăm dò cho rằng EU nên chấp nhận việc Nga sáp nhập Crimea.
Ngô Trang

Bình luận(0)