Hàng hiệu giá hời và...

Google News

(Kiến Thức) - Khi thời trang là thứ không thể nói không. Còn khủng hoảng kinh tế buộc người ta phải thắt lưng buộc bụng cùng sự xuất hiện của một thái độ tiêu dùng hàng hiệu mới thì luxe abordable hay hàng hiệu giá rẻ là một lựa chọn lý tưởng. 


Những hiện tượng mua sắm

Tôi sẽ mở đầu bài viết bằng những hiện tượng mua sắm diễn ra thời gian gần đây. Nói ngay rằng, nó không phải là kết quả của mùa sale hay big sale nào cả. Nhưng những hàng dài vẫn xếp hàng dưới trời mưa giá rét. Không ít trong số họ đã giữ chỗ bằng cách đứng chờ trước cả nửa ngày (có lẽ họ đã quá hiểu chậm chân đồng nghĩa với ra về tay không từ những lần mua sắm trước).


9h sáng. Cửa hiệu mở cửa. Nhưng vì những đoàn người xếp hàng dài đến cả km nên họ phải vào theo từng nhóm và mỗi người chỉ được mua trong vòng 15 phút. Những đôi bàn tay thoăn thoắt nhặt đồ, không thử, chỉ nhìn size. Váy, áo, khăn, bất kể thứ gì có thể vắt đều được vắt vội trên vai bởi tay còn phải cầm giày, sandal, túi xách. Tiếng nhân viên giục giã vì đã hết lượt mua sắm. Những nụ cười hoan hỉ bước ra với túi xách lỉnh kỉnh đầy chiến lợi phẩm. Những gương mặt méo xệch đầy tiếc nuối vì chờ cả buổi nhưng đến lượt thì các gian hàng đã trống trơn. Nhân viên buộc phải xin lỗi trên Twitter vì lượng truy cập quá lớn nên hệ thống mua bán trực tuyến không thể hoạt động.


Đây là một tình huống mua sắm có thật 100%. Nó cũng mới diễn ra tại London, Dubai và Bắc Kinh khi chuỗi cửa hàng H&M chính thức bán bộ sưu tập Versace for H&M. Với mức giá rất hời, chỉ $32-$320, toàn bộ bộ sưu tập đã bán hết sạch chỉ sau chưa đầy một ngày bày bán. Lượng người có nhu cầu sở hữu một món đồ của Versace for H&M nhiều đến mức Versace for H&M quyết định sẽ ra mắt bộ sưu tập thứ hai.

Nhưng sau đó không lâu, một cuộc mua sắm “hỗn chiến” khác tiếp tục lặp lại vào đúng ngày 8/3 khi H&M chính thức bày bán bộ sưu tập Marni for H&M. Vẫn hàng dòng người xếp hàng chờ đến lượt, những nụ cười hân hoan vì chỉ vài chục đô đã sở hữu một chiếc váy chấm bi tuyệt mỹ vintage của Marni cho H&M. Và cũng chỉ trong vài giờ, toàn bộ sản phẩm bày bán ở London đã có chủ sở hữu. 


Hai hiện tượng mua sắm “hỗn chiến” kia nói lên điều gì? Rằng luxe abordable đang tạo ra một trào lưu mua sắm. Và nhờ trào lưu này, các hang bán lẻ thời trang và các nhà thiết kế đang hốt bạc bất chấp khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. 

Khi mà thị trường hàng hiệu đang phân rõ hai đối tượng tiêu dùng. Một đối tượng nhiều tiền, có khả năng tiếp cận và sở hữu các sản phẩm hàng hiệu cao cấp. Đối tượng còn lại trẻ, khát khao đồ hiệu nhưng tài chính là một trở ngại thì những món đồ vintage mang dấu ấn của Karl Lagerfeld, Donatella Versace, Stella McCartney… thì luxe abordable là một lựa chọn hoàn hảo.

Giá cả và tên tuổi

Với luxe abordable dạng này, hãy lưu ý một điều, đấy là những sản phẩm Karl Lagerfeld, Versace, Marni thiết kế theo hợp đồng hợp tác với H&M chứ không phải sản phẩm của Versace, Marni bán ở H&M. Đây là dòng sản phẩm mà các hãng bán lẻ thời trang kết hợp với một nhà thiết kế nổi tiếng nào đó để hướng vào đối tượng mê hàng hiệu nhưng ít tiền. Nó thường có giá rất hời, trên dưới vài trăm đô, chất lượng tốt, đường may đẹp, khéo. Nhưng quan trọng hơn cả, nó là những món đồ vintage và nhìn-là-biết nó là của Karl Lagerfeld, Versace hay Marni. Nói tóm lại, luxe abordable dạng này tìm đến những tên tuổi ai-cũng-ước-ao sản phẩm của họ nhưng giá cả rất phổ thông.


H&M là cái tên tiên phong cho trào lưu hay ho này. Trước Marni, Versace, hãng bán lẻ Thụy Điển này từng khiến giới trẻ châu Âu phát cuồng với những bộ sưu tập hợp tác cùng những tên tuổi đình đám như Karl Lagerfeld, Alber Elbaz, Roberto Cavalli, Stella McCartney… Tất nhiên, sự thành công của H&M và những hiện tượng mua sắm như trên đã khiến một loạt các hãng bán lẻ khác như Porter-a-net.com, Marcy's, Neiman Marcus, Gap, Target… kí kết những bản hợp đồng với Karl Lagerfeld, Giambattista Valli… Luxe abordable sẽ còn tiến xa hơn và cơ hội để sở hữu những món đồ tuyệt đẹp của Karl Lagerfeld hay Versace hay còn quá xa vời.


Bình luận(0)