Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp. Là công trình trọng điểm và hiện đại bậc nhất Hà Nội do sở xây dựng TP Hà Nội là chủ đầu tư với số vốn lên đến 1.900 tỷ đồng. Mục đích xây dựng khu ký túc này là phục vụ cho hàng vạn sinh viên đang phải lay lắt đi thuê nhà ở Hà Nội.Tuy nhiên, đến nay mới chỉ 3 tòa nhà được đưa vào sử dụng, 3 tòa còn lại đang xây dở đứng yên tại chỗ. Do bị bỏ hoang nhiều năm nay mà chất lượng công trình đang dần xuống cấp. Đây chỉ còn là nơi để các bợm ma túy vất kim tiêm. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh cho các hộ dân và sinh viên sinh sống.
Tổ hợp biệt thự Đô Nghĩa của tập đoàn Nam Cường. Dự án nghìn tỷ này 22,86 ha bao gồm các khu thương mại, sinh vật cảnh, công viên hồ nước, nhà phố chợ, nhà liền kề và biệt thự.Tuy nhiên, đã giao nhà cho dân cư được 4 năm nhưng chỉ lác đác vài hộ đến ở. Nhiều căn đang được rao bán nhưng chẳng ai mua.Dự án xe buýt nhanh. Khởi công từ năm 2013, dự án xe buýt nhanh (BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí hiện hành hơn 1217. tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng góp phần hiện đại hóa giao thông đô thị Hà Nội, giảm thiểu ùn tắc giao thông.Dự án xe buýt nhanh. Khởi công từ năm 2013, dự án xe buýt nhanh (BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí hiện hành hơn 1217. tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng góp phần hiện đại hóa giao thông đô thị Hà Nội, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.Tuy nhiên, đến nay, nhiều hạng mục vẫn còn dang dở. Những hạng mục đã xây lắp thì đang dần hoen gỉ, xuống cấp. Với thực trạng giao thông hiện nay, việc đưa dự án BRT vào hoạt động, giao thông đứng trước nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.Dự án Thăng Long Mansion (số 21 Lê Đức Thọ, Bắc Từ Liêm) cũng lâm vào tình cảnh đắp chiếu. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Thăng Long đưa ra viễn cảnh rằng dự án được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, khuôn viên cây xanh và khu vui chơi, giải trí, thể thao trong và ngoài nhà. Đây sẽ trở thành điểm đến được quan tâm bậc nhất của Thủ đô.Tuy nhiên, sau 5 năm thi công, dự án mới thực hiện được đến tầng thứ 7, có tòa còn chỉ xây được 3 tầng. Để hoang vắng bao nhiêu năm, các hạng mục xây dựng dần xuống cấp.
Khu đô thị sinh thái Tuần Châu. Dự án này đã từng được xem là nằm ở vị trí chiến lược trung tâm, được khởi công xây dựng ngày 25/2/2008, với mục tiêu khai thác kinh doanh từ cuối năm 2010, thời điểm Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm tuổi. Dự án dự kiến có sân golf, khu vui chơi, khách sạn 5 sao và chung cư cao cấp.Tuy nhiên, đã quá tiến độ đến 5 năm mà khu sinh thái này vẫn ì ạch. Giờ đây, dự án nghìn tỷ này là một không gian hoang vắng mọc đầy cỏ dại. Đây chỉ còn là nơi để người dân chăn trâu thả bò. Dự án chậm trễ không chỉ là thiệt thòi của nhà đầu tư mà còn của người dân bởi họ đã bị thu hồi hết đất ruộng và lấy tiền đền bù, nghề phụ cũng không có để sinh nhai.
Khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp. Là công trình trọng điểm và hiện đại bậc nhất Hà Nội do sở xây dựng TP Hà Nội là chủ đầu tư với số vốn lên đến 1.900 tỷ đồng. Mục đích xây dựng khu ký túc này là phục vụ cho hàng vạn sinh viên đang phải lay lắt đi thuê nhà ở Hà Nội.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ 3 tòa nhà được đưa vào sử dụng, 3 tòa còn lại đang xây dở đứng yên tại chỗ. Do bị bỏ hoang nhiều năm nay mà chất lượng công trình đang dần xuống cấp. Đây chỉ còn là nơi để các bợm ma túy vất kim tiêm. Điều đó trở thành nỗi ám ảnh cho các hộ dân và sinh viên sinh sống.
Tổ hợp biệt thự Đô Nghĩa của tập đoàn Nam Cường. Dự án nghìn tỷ này 22,86 ha bao gồm các khu thương mại, sinh vật cảnh, công viên hồ nước, nhà phố chợ, nhà liền kề và biệt thự.Tuy nhiên, đã giao nhà cho dân cư được 4 năm nhưng chỉ lác đác vài hộ đến ở. Nhiều căn đang được rao bán nhưng chẳng ai mua.
Dự án xe buýt nhanh. Khởi công từ năm 2013, dự án xe buýt nhanh (BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí hiện hành hơn 1217. tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng góp phần hiện đại hóa giao thông đô thị Hà Nội, giảm thiểu ùn tắc giao thông.
Dự án xe buýt nhanh. Khởi công từ năm 2013, dự án xe buýt nhanh (BRT) sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới với tổng kinh phí hiện hành hơn 1217. tỷ đồng. Dự án này được kỳ vọng góp phần hiện đại hóa giao thông đô thị Hà Nội, giảm thiểu ùn tắc giao thông. Theo dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, đến nay, nhiều hạng mục vẫn còn dang dở. Những hạng mục đã xây lắp thì đang dần hoen gỉ, xuống cấp. Với thực trạng giao thông hiện nay, việc đưa dự án BRT vào hoạt động, giao thông đứng trước nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.
Dự án Thăng Long Mansion (số 21 Lê Đức Thọ, Bắc Từ Liêm) cũng lâm vào tình cảnh đắp chiếu. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Thăng Long đưa ra viễn cảnh rằng dự án được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, khuôn viên cây xanh và khu vui chơi, giải trí, thể thao trong và ngoài nhà. Đây sẽ trở thành điểm đến được quan tâm bậc nhất của Thủ đô.
Tuy nhiên, sau 5 năm thi công, dự án mới thực hiện được đến tầng thứ 7, có tòa còn chỉ xây được 3 tầng. Để hoang vắng bao nhiêu năm, các hạng mục xây dựng dần xuống cấp.
Khu đô thị sinh thái Tuần Châu. Dự án này đã từng được xem là nằm ở vị trí chiến lược trung tâm, được khởi công xây dựng ngày 25/2/2008, với mục tiêu khai thác kinh doanh từ cuối năm 2010, thời điểm Hà Nội kỷ niệm 1.000 năm tuổi. Dự án dự kiến có sân golf, khu vui chơi, khách sạn 5 sao và chung cư cao cấp.
Tuy nhiên, đã quá tiến độ đến 5 năm mà khu sinh thái này vẫn ì ạch. Giờ đây, dự án nghìn tỷ này là một không gian hoang vắng mọc đầy cỏ dại. Đây chỉ còn là nơi để người dân chăn trâu thả bò. Dự án chậm trễ không chỉ là thiệt thòi của nhà đầu tư mà còn của người dân bởi họ đã bị thu hồi hết đất ruộng và lấy tiền đền bù, nghề phụ cũng không có để sinh nhai.