Giàn khoan tự nâng PV DRILLING I được đóng theo mẫu thiết kế tiêu chuẩn của Công ty Keppel Offshore & Marine cho thế hệ mới nhất. Giàn khoan có thể khoan sâu 7.600 m với đội ngũ công nhân đông đảo 110 người làm việc trực tiếp. Giàn khoan được hạ thủy năm 2007 và đang thực hiện nhiệm vụ tại mỏ Cá Ngừ Vàng. Giàn khoan tự nâng PV DRILLING II cũng thuộc Công ty Keppel Offshore & Marine với khả năng khoan sâu xuống lòng đất 9,114 m để thăm dò dầu khí. Hiện giàn khoan có 120 công nhân làm việc trực tiếp từ năm 2009.
Giàn khoan tự nâng PV DRILLING III thuộc Công ty Keppel Offshore & Marine của Tập đoàn Petro Việt Nam được đưa vào khai thác từ quý 4 năm 2009 với 110 công nhân làm việc trực tiếp. Giàn khoan có khả năng khoan sâu xuống 9,114 m dưới lòng đất. Giàn khoan nước sâu TAP PV DRILLING V được đánh giá là giàn khoan hiện đại nhất Việt Nam và khu vực đang hoạt động tại Biển Đông. Đây cũng là giàn khoan duy nhất trên thế giới được thiết kế dạng nửa nổi nửa chìm, chịu được áp suất cao, khai thác được lượng dầu khí lớn với tốc độ cao. Ngày 6/5 vừa qua, 3 ngân hàng Vietcombank, Eximbank và SeABank đã đầu tư 158 triệu USD vào giàn khoan dầu khí PV DRILLING VI và sẽ sớm đưa vào hoạt động năm 2015. Giàn khoan Biển Đông 1 trọng lượng 60 nghìn tấn với tổng giá trị đầu tư lên tới 1 tỷ USD do Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông làm chủ đầu tư hạ thủy năm 2012 với đội ngũ công nhân khổng lồ 3.300 người làm việc trực tiếp. Giàn khoan Rồng Đôi do Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác đưa vào sử dụng năm 2006 có thể khoan sâu xuống lòng đất 2.500 m. Hai giàn khoan được nối với nhau bằng một cầu dẫn dài 80m.
Cụm giàn MSP-1 & BK 7 tại mỏ Bạch Hổ thuộc tập đoàn Vietsovpetro từng 3 lần nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhờ những đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và khai thác dầu khí ngoài biển Đông.
Cụm giàn công nghệ trung tâm số 2 của tổng công ty Vietsovpetro năm 2009 đã khai thác được 3.424.546 tấn dầu, chiếm hơn 50% sản lượng dầu của tổng công ty. Giàn khoan Songa Mercur của Tập đoàn Nga Zarubezhneft mang từ Cuba về sẽ sớm có mặt tại Biển Đông để khai thác dầu khí. Songa Mercur là giàn khoan có chiều cao 98 mét, chiều rộng 64,2 mét. Đây là giàn khoan do công ty Friede và Goldman của Mỹ chế tạo, có khả năng khoan trong nước lên đến độ sâu 372m.
Giàn khoan tự nâng PV DRILLING I được đóng theo mẫu thiết kế tiêu chuẩn của Công ty Keppel Offshore & Marine cho thế hệ mới nhất. Giàn khoan có thể khoan sâu 7.600 m với đội ngũ công nhân đông đảo 110 người làm việc trực tiếp. Giàn khoan được hạ thủy năm 2007 và đang thực hiện nhiệm vụ tại mỏ Cá Ngừ Vàng.
Giàn khoan tự nâng PV DRILLING II cũng thuộc Công ty Keppel Offshore & Marine với khả năng khoan sâu xuống lòng đất 9,114 m để thăm dò dầu khí. Hiện giàn khoan có 120 công nhân làm việc trực tiếp từ năm 2009.
Giàn khoan tự nâng PV DRILLING III thuộc Công ty Keppel Offshore & Marine của Tập đoàn Petro Việt Nam được đưa vào khai thác từ quý 4 năm 2009 với 110 công nhân làm việc trực tiếp. Giàn khoan có khả năng khoan sâu xuống 9,114 m dưới lòng đất.
Giàn khoan nước sâu TAP PV DRILLING V được đánh giá là giàn khoan hiện đại nhất Việt Nam và khu vực đang hoạt động tại Biển Đông. Đây cũng là giàn khoan duy nhất trên thế giới được thiết kế dạng nửa nổi nửa chìm, chịu được áp suất cao, khai thác được lượng dầu khí lớn với tốc độ cao.
Ngày 6/5 vừa qua, 3 ngân hàng Vietcombank, Eximbank và SeABank đã đầu tư 158 triệu USD vào giàn khoan dầu khí PV DRILLING VI và sẽ sớm đưa vào hoạt động năm 2015.
Giàn khoan Biển Đông 1 trọng lượng 60 nghìn tấn với tổng giá trị đầu tư lên tới 1 tỷ USD do Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông làm chủ đầu tư hạ thủy năm 2012 với đội ngũ công nhân khổng lồ 3.300 người làm việc trực tiếp.
Giàn khoan Rồng Đôi do Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác đưa vào sử dụng năm 2006 có thể khoan sâu xuống lòng đất 2.500 m. Hai giàn khoan được nối với nhau bằng một cầu dẫn dài 80m.
Cụm giàn MSP-1 & BK 7 tại mỏ Bạch Hổ thuộc tập đoàn Vietsovpetro từng 3 lần nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nhờ những đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, tìm kiếm và khai thác dầu khí ngoài biển Đông.
Cụm giàn công nghệ trung tâm số 2 của tổng công ty Vietsovpetro năm 2009 đã khai thác được 3.424.546 tấn dầu, chiếm hơn 50% sản lượng dầu của tổng công ty.
Giàn khoan Songa Mercur của Tập đoàn Nga Zarubezhneft mang từ Cuba về sẽ sớm có mặt tại Biển Đông để khai thác dầu khí. Songa Mercur là giàn khoan có chiều cao 98 mét, chiều rộng 64,2 mét. Đây là giàn khoan do công ty Friede và Goldman của Mỹ chế tạo, có khả năng khoan trong nước lên đến độ sâu 372m.