Mới đây, tạp chí Kiến trúc Archdaily (Mỹ) đã đăng tải những hình ảnh lung linh của công trình "Salvaged Ring" tại Nha Trang, do công ty kiến trúc a21studio thiết kế. Sau nhiều năm làm việc, chủ đầu tư đã có ý tưởng tận dụng gỗ phế liệu để làm công trình này thay vì để chúng lãng phí và rơi vào quên lãng.
Theo đó, các miếng gỗ phế liệu với kích thước và hình dạng khác nhau đã được điều chỉnh để thích ứng với chức năng mới. Mảnh nhỏ được tận dụng làm mái hắt ở lối vào, nhằm cách âm và giảm nhiệt cho ngôi nhà.
Ấn tượng đầu tiên về ngôi nhà là mái lá dừa nước cong kéo dài, mềm mại. Các viên đá cuội được xếp thành bờ tường rào thấp, tạo ra sự ngăn cách ước lệ với bên ngoài.
Từ bên ngoài đi vào trong, khách sẽ được đi theo một con đường uốn lượn kỳ lạ. Các thanh gỗ mảnh được liên kết với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng truyền thống, đỡ toàn bộ mái cong điệu đà của căn nhà. Không gian luân chuyển, liên thông như một dải lụa khép kín.
Phần cửa trước nhằm chắn bụi, ngăn cách bên trong nhà với bên ngoài gợi lên hình ảnh về cửa chớp gỗ từng được sử dụng nhiều năm trước đây.
Ánh sáng tự nhiên hắt qua khe hở trên mái tạo thành một đường vòng độc đáo. Khe sáng này được bọc nylon để ánh sáng có thể truyền qua, đồng thời, giúp ngăn nước mưa nếu có. Khoảng sân ở chính giữa được các kiến trúc sư tính toán cẩn thận, nếu quá lạm dụng sân vườn có thể làm tăng nhiệt và ánh sáng mạnh vào trong nhà. Giải pháp dùng cây xanh được áp dụng nhằm điều tiết không khí.Trong hình là mô hình nghiên cứu cấu trúc và không gian của công trình.Mặt bằng và mặt đứng của công trình.
Mới đây, tạp chí Kiến trúc Archdaily (Mỹ) đã đăng tải những hình ảnh lung linh của công trình "Salvaged Ring" tại Nha Trang, do công ty kiến trúc a21studio thiết kế. Sau nhiều năm làm việc, chủ đầu tư đã có ý tưởng tận dụng gỗ phế liệu để làm công trình này thay vì để chúng lãng phí và rơi vào quên lãng.
Theo đó, các miếng gỗ phế liệu với kích thước và hình dạng khác nhau đã được điều chỉnh để thích ứng với chức năng mới. Mảnh nhỏ được tận dụng làm mái hắt ở lối vào, nhằm cách âm và giảm nhiệt cho ngôi nhà.
Ấn tượng đầu tiên về ngôi nhà là mái lá dừa nước cong kéo dài, mềm mại. Các viên đá cuội được xếp thành bờ tường rào thấp, tạo ra sự ngăn cách ước lệ với bên ngoài.
Từ bên ngoài đi vào trong, khách sẽ được đi theo một con đường uốn lượn kỳ lạ. Các thanh gỗ mảnh được liên kết với nhau bằng kỹ thuật ghép mộng truyền thống, đỡ toàn bộ mái cong điệu đà của căn nhà. Không gian luân chuyển, liên thông như một dải lụa khép kín.
Phần cửa trước nhằm chắn bụi, ngăn cách bên trong nhà với bên ngoài gợi lên hình ảnh về cửa chớp gỗ từng được sử dụng nhiều năm trước đây.
Ánh sáng tự nhiên hắt qua khe hở trên mái tạo thành một đường vòng độc đáo. Khe sáng này được bọc nylon để ánh sáng có thể truyền qua, đồng thời, giúp ngăn nước mưa nếu có. Khoảng sân ở chính giữa được các kiến trúc sư tính toán cẩn thận, nếu quá lạm dụng sân vườn có thể làm tăng nhiệt và ánh sáng mạnh vào trong nhà. Giải pháp dùng cây xanh được áp dụng nhằm điều tiết không khí.
Trong hình là mô hình nghiên cứu cấu trúc và không gian của công trình.
Mặt bằng và mặt đứng của công trình.