Về mùa hè nóng nực trẻ thường khát nên có nhu cầu uống nhiều nước, nhưng mẹ không nên cho trẻ uống nước ngọt công nghiệp có nhiều đường và có gas khiến bụng trẻ đầy hơi, đường huyết tăng nhanh làm trẻ không muốn ăn khi vào bữa chính. Không nên cho trẻ sử dụng nước đá và ăn nhiều kem, vì các thứ này dễ gây viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nên cho trẻ uống các loại nước giải khát tự chế biến tại nhà như nước mơ, nước dâu, sấu ngâm. Nước cam, chanh, rau má, bột sắn… Hạn chế cho trẻ dùng các thức ăn đường phố vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo dễ gây bệnh mùa hè như tiêu chảy… Hạn chế ăn các loài hoa quả có hàm lượng đường cao như mít, na, vải, là những thực phẩm gây nóng. Cho trẻ ăn các loại quả chin giúp giải nhiệt tốt như dưa hấu, nho, củ đậu, đu đủ…Nên dùng các loại rau củ quả có tính mát và thanh đạm như: Mướp đắng, bí đao, bầu, dưa leo, củ đậu, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót, rau cần…Các thức ăn từ thủy hải sản như trai, sò, ngao ốc, hến… Tăng cường sử dụng các thực phẩm giầu các vi chất dinh dưỡng góp phần làm tăng sức đề kháng như: vitamin C (cam, chanh, bưởi…), vitamin A (sữa, gan, trứng, cà rốt, đu đủ, xoài…), sắt (thịt bò, gan, tim, bầu dục, trứng, đậu đỗ…), kẽm (hàu, tôm, cua…). Đảm bảo cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng tốt là ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất đạm là thịt,cá,tôm, cua, trứng, sữa… Nhóm cung cấp chất đường bột là gạo, mỳ, khoai… Nhóm cung cấp chất béo như dầu ăn, mỡ, vừng, lạc và nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng có nhiều ở rau quả). Chế biến da dạng, thay đổi món ăn và có thể nấu các món canh chua ngọt để kích thích ngon miệng. Không sử dụng các loại gia vị cay nóng như gừng, hạt tiêu… để chế biến thức ăn cho trẻ. Tạo cho trẻ có một giấc ngủ tốt bằng cách để nhiệt độ thích hợp trong phòng ngủ khoảng 26-27 độ. Có thể sử dụng một số loại thực phẩm giúp cho giấc ngủ ngon như sữa, chuối, trứng, mật ong, lạc… là những thực phẩm có tác dụng tham gia tạo Melatonin, serotonin hoặc oresin là những chất giúp não được thư giãn và điều chỉnh giấc ngủ được sâu.
Về mùa hè nóng nực trẻ thường khát nên có nhu cầu uống nhiều nước, nhưng mẹ không nên cho trẻ uống nước ngọt công nghiệp có nhiều đường và có gas khiến bụng trẻ đầy hơi, đường huyết tăng nhanh làm trẻ không muốn ăn khi vào bữa chính.
Không nên cho trẻ sử dụng nước đá và ăn nhiều kem, vì các thứ này dễ gây viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Nên cho trẻ uống các loại nước giải khát tự chế biến tại nhà như nước mơ, nước dâu, sấu ngâm. Nước cam, chanh, rau má, bột sắn…
Hạn chế cho trẻ dùng các thức ăn đường phố vì điều kiện vệ sinh không đảm bảo dễ gây bệnh mùa hè như tiêu chảy…
Hạn chế ăn các loài hoa quả có hàm lượng đường cao như mít, na, vải, là những thực phẩm gây nóng. Cho trẻ ăn các loại quả chin giúp giải nhiệt tốt như dưa hấu, nho, củ đậu, đu đủ…
Nên dùng các loại rau củ quả có tính mát và thanh đạm như: Mướp đắng, bí đao, bầu, dưa leo, củ đậu, rau mồng tơi, rau dền, rau ngót, rau cần…Các thức ăn từ thủy hải sản như trai, sò, ngao ốc, hến…
Tăng cường sử dụng các thực phẩm giầu các vi chất dinh dưỡng góp phần làm tăng sức đề kháng như: vitamin C (cam, chanh, bưởi…), vitamin A (sữa, gan, trứng, cà rốt, đu đủ, xoài…), sắt (thịt bò, gan, tim, bầu dục, trứng, đậu đỗ…), kẽm (hàu, tôm, cua…).
Đảm bảo cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng tốt là ăn đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất đạm là thịt,cá,tôm, cua, trứng, sữa… Nhóm cung cấp chất đường bột là gạo, mỳ, khoai… Nhóm cung cấp chất béo như dầu ăn, mỡ, vừng, lạc và nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng có nhiều ở rau quả).
Chế biến da dạng, thay đổi món ăn và có thể nấu các món canh chua ngọt để kích thích ngon miệng. Không sử dụng các loại gia vị cay nóng như gừng, hạt tiêu… để chế biến thức ăn cho trẻ.
Tạo cho trẻ có một giấc ngủ tốt bằng cách để nhiệt độ thích hợp trong phòng ngủ khoảng 26-27 độ. Có thể sử dụng một số loại thực phẩm giúp cho giấc ngủ ngon như sữa, chuối, trứng, mật ong, lạc… là những thực phẩm có tác dụng tham gia tạo Melatonin, serotonin hoặc oresin là những chất giúp não được thư giãn và điều chỉnh giấc ngủ được sâu.