Những quốc gia "đau đầu" vì chính sách mang thai hộ

Google News

(Kiến Thức) - Đằng sau việc mang lại niềm vui sướng cho những gia đình hiếm muộn, nhiều quốc gia "đau đầu" vì chính sách mang thai hộ.

Thái Lan tuyên bố siết "dịch vụ mang thai hộ"
Ngày 28/11/2014, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu lần một thông qua dự luật cấm dịch vụ mang thai hộ. Theo đó, bất kỳ ai kiếm lợi từ hành vi mang thai hộ sẽ bị xử tù tối đa 10 năm.
Trước đó, vụ một cặp vợ chồng người Australia bỏ mặc con trai bị bệnh Down bẩm sinh cho người phụ nữ Thái mang thai hộ đã khiến giới truyền thông quốc tế xôn xao và dư luận Thái Lan bức xúc. “Chúng tôi muốn loại bỏ suy nghĩ trong tư duy của người nước ngoài rằng Thái Lan là nhà máy sản xuất trẻ em” - hãng thông tấn Pháp dẫn lời nghị sĩ Wallop Tungkananurak tuyên bố.
Nhung quoc gia
 Nhiều phụ nữ Thái Lan chọn đẻ thuê và mang thai hộ để kiếm tiền. Ảnh minh họa Aljazeera.com.
Trên thực tế, Hội đồng Y khoa Thái Lan (TMC) cấm dịch vụ mang thai hộ vì mục tiêu thương mại. Tuy nhiên dịch vụ này vẫn nhan nhản khắp nơi, thậm chí ở ngay cả những bệnh viện phụ sản hàng đầu của đất nước. Hồi giữa năm, hàng loạt vụ bê bối mang thai hộ dính dáng đến người nước ngoài xảy ra. Ngoài vụ cặp vợ chồng người Australia bỏ rơi con, cảnh sát Thái Lan còn phát hiện một người đàn ông Nhật là cha của 15 đứa trẻ do người mang thai hộ sinh.
Nhà chức trách cấm một cặp vợ chồng đồng tính người Australia rời Thái Lan cùng với một đứa trẻ sơ sinh vì không cung cấp đủ giấy tờ hợp lệ. Sau đó, Chính phủ nước này tuyên bố sẽ siết chặt kiểm soát ngành công nghiệp mang thai hộ. Ước tính hàng chục, thậm chí hàng trăm cặp vợ chồng nước ngoài đang bị mắc kẹt vì trót ký hợp đồng nhờ mang thai hộ tại Thái Lan.
Bê bối đằng sau ngành "công nghiệp đẻ thuê" ở Mexico
Mỗi tháng có từ 10 - 15 trẻ em ra đời bằng phương pháp mang thai hộ. Dịch vụ đẻ thuê ở Mexico được quảng cáo chủ yếu trên Internet, tập trung vào thị trường đồng tính. Theo thống kê, số lượng các cặp vợ chồng có nhu cầu tìm người mang thai hộ tăng đột biến trong mấy tháng trở lại đây. Mỗi tháng có từ 10 - 15 trẻ sơ sinh ra đời bằng phương pháp mang thai hộ ở Mexico”.
Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai hộ phải chịu nhiều hệ lụy khôn lường đằng sau niềm vui sự chào đời của một đứa bé. Đó là sự quản lý yếu kém của cơ quan chức năng, sự vô đạo đức của các trung tâm mai mối, thậm chí có trung tâm còn phẫu thuật lấy trộm trứng, cắt xén tiền theo thỏa thuận gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đến phụ nữ mang thai hộ. 
Ngoài ra, cũng có bằng chứng cho thấy, vì lợi nhuận, nhiều trung tâm môi giới đã tuyển cả những phụ nữ mang thai hộ không đảm bảo sức khỏe và các tiêu chuẩn y tế theo quy định. Thông tin mới được công bố trên nhiều trang báo, Bệnh viện Planet, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực mang thai hộ ở Cancun, đã lừa hàng chục khách hàng đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Khoảng trống pháp lý dịch vụ mang thai hộ ở Ấn Độ.
Ấn Độ thực hiện chính sách mở cửa cho ngành thương mại đẻ thuê từ năm 2002. Công nghệ chi phí thấp, các bác sĩ có tay nghề cao và nguồn cung dồi dào đã cho Ấn Độ trở thành điểm đến ưa thích cho du lịch hỗ trợ sinh sản, thu hút công dân từ Anh, Mỹ, Australia và Nhật Bản tìm đến. Một nghiên cứu được Liên hợp quốc hỗ trợ hồi tháng 7/2012 ước tính, ngành kinh doanh đẻ mướn tại đây doanh thu ở mức hơn 400 triệu USD mỗi năm, với hơn 3.000 cơ sở có dịch vụ này.
Nhung quoc gia
 Các bác sĩ đang tiến hành cấy ghép phôi thai vào tử cung người đẻ thuê.
Nhưng cũng tại đất nước này, những người bảo vệ nữ quyền lên án rằng, các nhà hộ sinh tại đây không khác gì “nhà máy sản xuất trẻ em” dành cho người giàu. Theo họ, vì hiện giờ chưa có bất cứ điều luật quy định liên quan đến hoạt động này nên nhiều phụ nữ nghèo và thất học bị các tay môi giới dụ dỗ, ký hợp đồng thuê đẻ mà không lường hết mọi việc.
Hồi tháng 5/2012, Premila Vaghela, 30 tuổi qua đời ngay sau khi sinh một đứa trẻ cho cặp vợ chồng người Mỹ tại một bệnh viện ở Gujarat. Hồ sơ cảnh sát kết luận, đó là “cái chết do tai nạn”. Một nghiên cứu do chính phủ tài trợ gần đây khảo sát 100 bà mẹ mang thai hộ ở New Delhi và Mumbai phát hiện ra rằng không có một nguyên tắc nào cho việc bồi thường và chăm sóc sức khỏe đối với những sản phụ này. 
Nhiều trường hợp, các bà mẹ này phải cấy ghép phôi nhiều lần để tăng cơ hội thành công. “Phần lớn trường hợp các bà mẹ mang thai hộ này bị lợi dụng, khai thác cạn kiệt”, ông Ranjana Kumari, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội kết luận trong nghiên cứu trên.
Ngọc Anh (TH)

Bình luận(0)