Không uống rượu. Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai. Ngừng hút thuốc chủ động và thụ động. Theo tổ chức March and Dimes, nếu mọi phụ nữ mang thai đều được cách ly với thuốc lá (dù là hút thuốc chủ động hay thụ động), tỷ lệ sảy thai sẽ giảm đi 5%, tỷ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, tỷ lệ sinh non giảm 8%, tỷ lệ thai chết lưu giảm 11% và tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 5%.Không tuỳ tiện dùng thuốc. Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp). Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi. Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường. Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa - vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng. Không dùng thuốc có chất gây nghiện. Thai phụ dùng thuốc có chất gây nghiện có thể bị sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc thai nhi có thể gặp các khuyết tật khi sinh. Phụ nữ nghiện cocain khi mang thai có thể sinh con bị khuyết tật ở tay, chân, hệ tiết niệu và tim. Không tùy tiện dùng Aspirrin: các nhà khoa học đã chứng minh rằng Aspirin và một số thuốc giảm đau có nguy cơ làm tăng tỷ lệ sảy thai, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ. Thuốc còn có thể làm thai già tháng, chuyển dạ kéo dài và gây nhiều biến chứng cho bé sơ sinh ở ba thai cuối của thai kỳ. Aspirin cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bà bầu. Trong thời gian mang thai, bạn không nên tùy ý sử dụng aspirin hay bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào để điều trị đau đầu, cảm sốt… nếu chưa có ý kiến của bác sỹ.Chất histamin: Đây là một chất hóa học nguy hiểm được nha sỹ dùng trong quá trình hàn răng. Ngoài ra một số thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt có chứa histamin, bà bầu cũng nên tránh sử dụng. Chất sơn móng tay: Nhiều thai phụ có cảm giác choáng váng, chóng mặt khi phải tiếp xúc hay làm việc trong môi trường nhiều hóa chất mỹ phẩm như các cửa hàng, dịch vụ làm đẹp. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, một số độc tố có trong nhiều loại sơn móng tay có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí sẩy thai ở bà mẹ. Nước uống chứa lâu trong bình nhựa: Bà bầu không nên sử dụng các loại nước, bao gồm cả nước đun sôi để nguội chứa trong bình nhựa quá một tuần lễ. Nước uống để trong thời gian dài có thể là môi trường phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây hại, hơn nữa, một số hóa chất từ nhựa cũng có khả năng phân hủy, hòa tan gây nhiễm độc nước. Nếu muốn sử dụng tiếp, tốt nhất bạn nên đun sôi lại nước lọc trong bình một lần nữa.Chất nhuộm tóc: Chứa coaltar hay một số chất hóa học rất độc khác có thể gây sẩy thai. Ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất và có chỉ dẫn là an toàn với sức khỏe, bạn hãy nên cẩn thận. Tốt nhất là trong quá trình mang thai không nên đi nhuộm tóc hay làm đầu. Hóa chất tẩy rửa: Nếu có điều kiện, bạn hãy nên nhờ người khác giúp lau chùi, nhất là tẩy rửa nhà vệ sinh, nhà bếp… trong suốt thời gian mang thai. Không phải tất cả các loại hóa chất tẩy rửa đều nguy hiểm, tuy nhiên mùi vị của chúng thường rất mạnh có thể làm bạn mệt mỏi, đau đầu.. Trường hợp phải lau chùi, nhớ đeo khẩu trang, găng tay và làm việc trong môi trường thoáng khí. Ngoài ra bạn cũng cần thận trọng, tránh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt ruồi muỗi. Mỹ phẩm trang điểm: Chất phthalates dùng trong các mỹ phẩm, như thuốc đánh móng tay và nước hoa, có thể gây ra tật bẩm sinh khi nghiên cứu trên loài vật, tuy chưa có bằng chứng về việc chất này làm hại con người nhưng các bác sỹ khuyến cáo bạn vẫn nên cẩn thận. Thuốc trừ sâu và các loại sơn: Chứa nhiều chất hóa học Deet có hại cho sức khỏe, khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, thậm chí làm thai nhi chậm phát triển. Tốt nhất bạn không nên tự mình sơn nhà hay phun thuốc trừ sâu. Nếu phải tiếp xúc trong mội trường này, bạn nên mặc áo dài tay, đeo khẩu trang hay các trang phục bảo hộ khác. Các hóa chất này có thể lưu trên quần áo hay cư trú trên da, vì vậy, bạn nên thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ sau đó. Tránh sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ… Chỉ nên ăn một lượng nhỏ các loại cá có lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ, cá trê…Không ăn các loại củ quả mọc mầm vì chúng thường chứa nhiều chất độc, các sản phẩm sữa, bơ, phomai chưa qua tiệt trùng, cá, thịt, trứng còn tái, thức ăn ôi thiu, mốc có mùi lạ, uống rượu, thực phẩm nhiều cafein, cocain…
Không uống rượu. Một dị tật bẩm sinh hoàn toàn có thể phòng tránh được là hội chứng thai nhi nhiễm rượu (hay hội chứng thai nghiện rượu). Tác hại của rượu đối với thai nhi ở mức độ nhẹ có thể gây các vấn đề về trí tuệ và hành vi, nặng hơn có thể gây dị tật nghiêm trọng và gây chết non. Cho đến nay, không có giới hạn tiêu thụ chất cồn nào được cho là an toàn đối với bà mẹ mang thai, vì vậy tốt nhất bạn nên tránh hoàn toàn rượu và thức uống chứa cồn khi mang thai.
Ngừng hút thuốc chủ động và thụ động. Theo tổ chức March and Dimes, nếu mọi phụ nữ mang thai đều được cách ly với thuốc lá (dù là hút thuốc chủ động hay thụ động), tỷ lệ sảy thai sẽ giảm đi 5%, tỷ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, tỷ lệ sinh non giảm 8%, tỷ lệ thai chết lưu giảm 11% và tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm 5%.
Không tuỳ tiện dùng thuốc. Khi mang thai, mọi loại thuốc bạn dùng đều phải được bác sĩ sản phụ khoa và chuyên khoa kê đơn cẩn thận (bạn cần cho bác sĩ chuyên khoa biết mình đang mang thai để được kê đơn phù hợp). Ngay cả với các loại thuốc chữa các bệnh thông thường không cần kê đơn, bạn cũng cần được bác sĩ cho phép mới được sử dụng để không gây hại cho thai nhi.
Tránh tiếp xúc các độc tố từ môi trường. Các hoá chất từ lâu đã được nghi là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo tương lai của con trẻ, bạn nên tránh tối đa việc tiếp xúc với hoá chất, bao gồm cả các hoá chất dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn làm việc trong môi trường buộc phải tiếp xúc hoá chất như chất tẩy rửa - vệ sinh, trong các xí nghiệp, nhà máy hoặc các studio, hãy luôn sử dụng găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc và có hệ thống thông khí đảm bảo. Những bà mẹ làm việc trong môi trường y tế cũng cần có sự chăm sóc đặc biệt do thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất khử trùng.
Không dùng thuốc có chất gây nghiện. Thai phụ dùng thuốc có chất gây nghiện có thể bị sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc thai nhi có thể gặp các khuyết tật khi sinh. Phụ nữ nghiện cocain khi mang thai có thể sinh con bị khuyết tật ở tay, chân, hệ tiết niệu và tim.
Không tùy tiện dùng Aspirrin: các nhà khoa học đã chứng minh rằng Aspirin và một số thuốc giảm đau có nguy cơ làm tăng tỷ lệ sảy thai, nhất là giai đoạn đầu của thai kỳ. Thuốc còn có thể làm thai già tháng, chuyển dạ kéo dài và gây nhiều biến chứng cho bé sơ sinh ở ba thai cuối của thai kỳ. Aspirin cũng làm tăng nguy cơ chảy máu ở bà bầu. Trong thời gian mang thai, bạn không nên tùy ý sử dụng aspirin hay bất kỳ một loại thuốc giảm đau nào để điều trị đau đầu, cảm sốt… nếu chưa có ý kiến của bác sỹ.
Chất histamin: Đây là một chất hóa học nguy hiểm được nha sỹ dùng trong quá trình hàn răng. Ngoài ra một số thuốc nhỏ mũi, nhỏ mắt có chứa histamin, bà bầu cũng nên tránh sử dụng.
Chất sơn móng tay: Nhiều thai phụ có cảm giác choáng váng, chóng mặt khi phải tiếp xúc hay làm việc trong môi trường nhiều hóa chất mỹ phẩm như các cửa hàng, dịch vụ làm đẹp. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, một số độc tố có trong nhiều loại sơn móng tay có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí sẩy thai ở bà mẹ.
Nước uống chứa lâu trong bình nhựa: Bà bầu không nên sử dụng các loại nước, bao gồm cả nước đun sôi để nguội chứa trong bình nhựa quá một tuần lễ. Nước uống để trong thời gian dài có thể là môi trường phát sinh nhiều loại vi khuẩn gây hại, hơn nữa, một số hóa chất từ nhựa cũng có khả năng phân hủy, hòa tan gây nhiễm độc nước. Nếu muốn sử dụng tiếp, tốt nhất bạn nên đun sôi lại nước lọc trong bình một lần nữa.
Chất nhuộm tóc: Chứa coaltar hay một số chất hóa học rất độc khác có thể gây sẩy thai. Ngày nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc nhuộm tóc có nồng độ hóa chất và có chỉ dẫn là an toàn với sức khỏe, bạn hãy nên cẩn thận. Tốt nhất là trong quá trình mang thai không nên đi nhuộm tóc hay làm đầu.
Hóa chất tẩy rửa: Nếu có điều kiện, bạn hãy nên nhờ người khác giúp lau chùi, nhất là tẩy rửa nhà vệ sinh, nhà bếp… trong suốt thời gian mang thai. Không phải tất cả các loại hóa chất tẩy rửa đều nguy hiểm, tuy nhiên mùi vị của chúng thường rất mạnh có thể làm bạn mệt mỏi, đau đầu.. Trường hợp phải lau chùi, nhớ đeo khẩu trang, găng tay và làm việc trong môi trường thoáng khí. Ngoài ra bạn cũng cần thận trọng, tránh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt ruồi muỗi.
Mỹ phẩm trang điểm: Chất phthalates dùng trong các mỹ phẩm, như thuốc đánh móng tay và nước hoa, có thể gây ra tật bẩm sinh khi nghiên cứu trên loài vật, tuy chưa có bằng chứng về việc chất này làm hại con người nhưng các bác sỹ khuyến cáo bạn vẫn nên cẩn thận.
Thuốc trừ sâu và các loại sơn: Chứa nhiều chất hóa học Deet có hại cho sức khỏe, khiến bạn buồn nôn, nhức đầu, thậm chí làm thai nhi chậm phát triển. Tốt nhất bạn không nên tự mình sơn nhà hay phun thuốc trừ sâu. Nếu phải tiếp xúc trong mội trường này, bạn nên mặc áo dài tay, đeo khẩu trang hay các trang phục bảo hộ khác. Các hóa chất này có thể lưu trên quần áo hay cư trú trên da, vì vậy, bạn nên thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ sau đó.
Tránh sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ… Chỉ nên ăn một lượng nhỏ các loại cá có lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá ngừ, cá trê…
Không ăn các loại củ quả mọc mầm vì chúng thường chứa nhiều chất độc, các sản phẩm sữa, bơ, phomai chưa qua tiệt trùng, cá, thịt, trứng còn tái, thức ăn ôi thiu, mốc có mùi lạ, uống rượu, thực phẩm nhiều cafein, cocain…