Chứng mồ hôi trộm thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D. Trẻ thường ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều lúc đang ngủ. Để khắc phục điều này, mẹ hãy bổ sung vitamin D cho trẻ. Có hai cách bổ sung vitamin D, tắm nắng và thực phẩm. Những ngày có nắng, mẹ nên cho con tắm nắng vào buổi sáng trước 10 giờ khoảng 10-30 phút. Về thực phẩm, mẹ nên cho con ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, các loại bí, cam, quýt … hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay, nóng sẽ làm ra nhiều mồ hôi.Rau ngót. Không chỉ chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ mà còn là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với trẻ mới ốm dậy. Mẹ có thể nấu rau ngót với bầu dục lợn hay thịt nạc, hoặc giò sống dùng làm một món canh hàng ngày trong bữa ăn của trẻ. Lá dâu dùng nấu canh. Lá dâu có tác dụng thanh nhiệt an thần, làm hạ nhiệt khi trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc. Để chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ, mẹ có thể nấu lá dâu cùng thịt nạc băm nhỏ. Cho con ăn ngày 1 lân trong 5 ngày liên tiếp thì con sẽ đỡ mồ hôi. Chè đậu xanh. Đậu xanh có tính hàn rất tốt để chữa mồ hôi trộm. Đậu xanh trộn cùng nếp sao vàng và lá dâu khô cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền để giúp trẻ hạn chế ra mồ hôi. Lá hẹ. Có tính ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc cơ thể. Món canh trứng hẹ chắc hẳn sẽ rất lôi cuốn con yêu. Hoặc dùng hẹ như một loại rau nấu cháo cho trẻ ăn dặm đều tốt. Cho bé ăn các món có hẹ ngày một lần, cần ăn liền 2-3 ngày, nếu bé chưa ăn được thì mẹ lọc lấy nước hẹ cho uống. Ngoài những thực phẩm trên, hải sản cũng là lựa chọn tối ưu cho bé. Do hải sản có tính hàn rất thích hợp cho những bé nóng trong gây ra mồ hôi. Song mẹ cũng nên sáng suốt khi lựa chọn hải sản cho con. Tránh loại thủy ngân quá nhiều kẻo chữa được mồ hôi trộm nhưng lại mang bệnh khác về cho trẻ.
Chứng mồ hôi trộm thường hay gặp ở những trẻ thiếu vitamin D. Trẻ thường ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều lúc đang ngủ. Để khắc phục điều này, mẹ hãy bổ sung vitamin D cho trẻ. Có hai cách bổ sung vitamin D, tắm nắng và thực phẩm.
Những ngày có nắng, mẹ nên cho con tắm nắng vào buổi sáng trước 10 giờ khoảng 10-30 phút. Về thực phẩm, mẹ nên cho con ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, các loại bí, cam, quýt … hạn chế các thức ăn sinh nhiệt, cay, nóng sẽ làm ra nhiều mồ hôi.
Rau ngót. Không chỉ chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ mà còn là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khỏe với trẻ mới ốm dậy. Mẹ có thể nấu rau ngót với bầu dục lợn hay thịt nạc, hoặc giò sống dùng làm một món canh hàng ngày trong bữa ăn của trẻ.
Lá dâu dùng nấu canh. Lá dâu có tác dụng thanh nhiệt an thần, làm hạ nhiệt khi trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc. Để chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ, mẹ có thể nấu lá dâu cùng thịt nạc băm nhỏ. Cho con ăn ngày 1 lân trong 5 ngày liên tiếp thì con sẽ đỡ mồ hôi.
Chè đậu xanh. Đậu xanh có tính hàn rất tốt để chữa mồ hôi trộm. Đậu xanh trộn cùng nếp sao vàng và lá dâu khô cùng 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước. Cho trẻ ăn 2 lần/ngày, lúc đói và cần ăn trong 7 ngày liền để giúp trẻ hạn chế ra mồ hôi.
Lá hẹ. Có tính ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc cơ thể. Món canh trứng hẹ chắc hẳn sẽ rất lôi cuốn con yêu. Hoặc dùng hẹ như một loại rau nấu cháo cho trẻ ăn dặm đều tốt. Cho bé ăn các món có hẹ ngày một lần, cần ăn liền 2-3 ngày, nếu bé chưa ăn được thì mẹ lọc lấy nước hẹ cho uống.
Ngoài những thực phẩm trên, hải sản cũng là lựa chọn tối ưu cho bé. Do hải sản có tính hàn rất thích hợp cho những bé nóng trong gây ra mồ hôi. Song mẹ cũng nên sáng suốt khi lựa chọn hải sản cho con. Tránh loại thủy ngân quá nhiều kẻo chữa được mồ hôi trộm nhưng lại mang bệnh khác về cho trẻ.