Tiếp nối những thành công của 8 thế hệ Hilux trước với "truyền thống" từ năm 1968, mẫu bán tải Toyota Hilux 2016 hoàn toàn mới vừa được ra mắt ở Việt Nam vào ngày 5/10 vừa qua.Ở thế hệ mới nhất này, Hilux mới sở hữu thiết kế khỏe khoắn hơn, nhưng cũng đồng thời cao cấp và hiện đại hơn nhiều so với model cũ. So với các đối thủ như Ford Ranger hay Mazda BT50, Hilux sở hữu thiết kế có phần "trung tính" hơn.Chiếm phần lớn diện tích của đầu xe là cụm lưới tản nhiệt hình thang ngược 3 nan dày khỏe khoắn. Chính chi tiết này đã khiến cho Hilux mới trông có vẻ cao cấp và sang trọng hơn.Cụm đèn pha cũng được nâng cấp với dải đèn LED ban ngày và đèn pha dạng thấu kính projector, càng khiến cho "bộ mặt" của Hilux trở nên gần gũi hơn với những "người anh em" sedan như Toyota Corolla Altis.Ngoại thất của xe vốn đã có một số chi tiết khá cao cấp ngay từ khi rời nhà máy, vốn trước đây chỉ từng xuất hiện trên các dòng xe SUV sang như đèn xi-nhan tích hợp trên gương chiếu hậu, ốp gương và các tay nắm mạ chrome, bậc lên xuống hai bên...Ở mỗi hốc bánh của Hilux đều được làm "gò" nổi lên, khiến cho tổng thể của chiếc xe có vẻ "cơ bắp". Khách hàng thậm chí còn có tùy chọn nẹp nhựa ốp hốc bánh, khiến Hilux trông còn khỏe khoắn hơn nữa.Ở phía sau, cũng giống như những chiếc Pickup khác, Hilux không có điểm nhấn nào đặc biệt về thiết kế, ngoại trừ cản sau và tay mở khoang hành lý mạ chrome bóng khỏe khoắn và sang trọng.Phiên bản Hilux được Lăn Bánh thử nghiệm là bản 3.0G AT cao cấp nhất. Ngoài ra chiếc xe còn có thêm 2 phiên bản thấp hơn là 2.5E MT và 3.0G MT.Phiên bản 3.0G AT được trang bị động cơ diesel 4 xi-lanh thẳng hàng 3.0l, với công suất tối đa 161 mã lực và mô-men xoắn cực đại 360 Nm. Do ít hơn cả về số xi-lanh và dung tích nên động cơ này của Hilux yếu hơn khá nhiều so với Ranger Wildtrak 3.2 (197 mã lực/470 Nm).Mặc dù vậy, qua trải nghiệm cho thấy, Hilux vẫn có khả năng tăng tốc khá tốt trong những cú đạp ga mạnh để vượt trên đường và chắc chắn là đem tới cảm giác tốc độ hơn thế hệ trước. Đặc biệt với hộp số tự động 6 cấp có chế độ sang số bằng tay S thể thao, chiếc xe như "bừng tỉnh", trở nên nhạy hơn hẳn.Trên các địa hình khó khăn như đường đất dốc, trơn trượt ở vùng núi hay đồi cỏ, hệ thống dẫn động 4 bánh của Hilux kết hợp với hệ thống hỗ trợ leo dốc khiến chiếc xe có thể leo lên một cách dễ dàng mà không bị trượt xuống, ngay cả khi đã cố tình dừng giữa dốc.Có khoảng sáng gầm xe lớn nhất phân khúc, lên tới 286 mm nên Hilux cũng thuận lợi hơn một số đối thủ trên núi đá hay hào sâu. Mặc dù có khả năng lội nước kém các đối thủ khoảng 10 cm, nhưng những suối cạn và sâu trung bình dưới 70 cm vẫn không phải là trở ngại với chiếc xe.Bên trong nội thất, Hilux 2016 đã "sang" và tiện nghi hơn thế hệ trước với các trang bị hấp dẫn như ghế lái chỉnh điện 8 hướng, vô-lăng điều chỉnh 4 hướng kèm nút điều khiển hệ thống âm thanh, đệm ghế êm và dài hơn...Trên phiên bản 3.0G AT được chúng tôi thử nghiệm, các ghế ngồi được bọc da cao cấp và dễ chịu hơn chất liệu nỉ có bề mặt khá thô ráp trên Ranger. Bảng táp-lô trên thế hệ mới được thiết kế lại trực quan và ít nút bấm hơn. Tuy nhiên một số chi tiết bằng nhựa cứng đúc đã làm giảm độ sang trọng của nội thất.Chiếc xe được trang bị hệ thống âm thanh với đầu CD, kết nối USB và Bluetooth với điện thoại. Về mặt này, Hilux bị "yếu thế" hơn Ranger khi đối thủ từ Ford có hệ thống thông tin giải trí SYNC 2 được phát triển bởi Microsoft với màn hình cảm ứng 8 inch. Ngoài ra, xe cũng không có cảm biến lùi.Hàng ghế sau trên chiếc xe cũng rộng rãi hơn so với thế hệ trước; ngay cả những người với chiều cao 1m8 cũng không bị chạm đầu gối vào lưng ghế trước. Trên lưng 2 ghế trước có 2 móc treo giấu kín, rất tiện lợi để treo những túi đồ ướt. Hàng ghế này cũng có cửa gió độc lập.Trải nghiệm sau tay lái của Hilux cho thấy chiếc xe có khả năng điều khiển nhẹ và chính xác, dù vẫn sử dụng hệ thống lái thủy lực. Với trọng tâm cao, Hilux đem tới cảm giác hơi "rợn" khi vào cua nhanh nhưng nhờ có hệ thống ổn định điện tử và kiểm soát lực kéo, chiếc xe vẫn giữ được cả 4 bánh trên đường.Dù hơi "thiệt" về công suất và trang bị so với Ranger và một số đối thủ khác nhưng bù lại, Hilux đem tới trải nghiệm lái cân bằng và ổn định trên nhiều điều kiện khác nhau. Hiện tại, phiên bản Hilux 3.0G AT như chiếc xe được test trong bài viết này đang được Toyota bán với giá 877 triệu đồng.
Tiếp nối những thành công của 8 thế hệ Hilux trước với "truyền thống" từ năm 1968, mẫu bán tải Toyota Hilux 2016 hoàn toàn mới vừa được ra mắt ở Việt Nam vào ngày 5/10 vừa qua.
Ở thế hệ mới nhất này, Hilux mới sở hữu thiết kế khỏe khoắn hơn, nhưng cũng đồng thời cao cấp và hiện đại hơn nhiều so với model cũ. So với các đối thủ như Ford Ranger hay Mazda BT50, Hilux sở hữu thiết kế có phần "trung tính" hơn.
Chiếm phần lớn diện tích của đầu xe là cụm lưới tản nhiệt hình thang ngược 3 nan dày khỏe khoắn. Chính chi tiết này đã khiến cho Hilux mới trông có vẻ cao cấp và sang trọng hơn.
Cụm đèn pha cũng được nâng cấp với dải đèn LED ban ngày và đèn pha dạng thấu kính projector, càng khiến cho "bộ mặt" của Hilux trở nên gần gũi hơn với những "người anh em" sedan như Toyota Corolla Altis.
Ngoại thất của xe vốn đã có một số chi tiết khá cao cấp ngay từ khi rời nhà máy, vốn trước đây chỉ từng xuất hiện trên các dòng xe SUV sang như đèn xi-nhan tích hợp trên gương chiếu hậu, ốp gương và các tay nắm mạ chrome, bậc lên xuống hai bên...
Ở mỗi hốc bánh của Hilux đều được làm "gò" nổi lên, khiến cho tổng thể của chiếc xe có vẻ "cơ bắp". Khách hàng thậm chí còn có tùy chọn nẹp nhựa ốp hốc bánh, khiến Hilux trông còn khỏe khoắn hơn nữa.
Ở phía sau, cũng giống như những chiếc Pickup khác, Hilux không có điểm nhấn nào đặc biệt về thiết kế, ngoại trừ cản sau và tay mở khoang hành lý mạ chrome bóng khỏe khoắn và sang trọng.
Phiên bản Hilux được Lăn Bánh thử nghiệm là bản 3.0G AT cao cấp nhất. Ngoài ra chiếc xe còn có thêm 2 phiên bản thấp hơn là 2.5E MT và 3.0G MT.
Phiên bản 3.0G AT được trang bị động cơ diesel 4 xi-lanh thẳng hàng 3.0l, với công suất tối đa 161 mã lực và mô-men xoắn cực đại 360 Nm. Do ít hơn cả về số xi-lanh và dung tích nên động cơ này của Hilux yếu hơn khá nhiều so với Ranger Wildtrak 3.2 (197 mã lực/470 Nm).
Mặc dù vậy, qua trải nghiệm cho thấy, Hilux vẫn có khả năng tăng tốc khá tốt trong những cú đạp ga mạnh để vượt trên đường và chắc chắn là đem tới cảm giác tốc độ hơn thế hệ trước. Đặc biệt với hộp số tự động 6 cấp có chế độ sang số bằng tay S thể thao, chiếc xe như "bừng tỉnh", trở nên nhạy hơn hẳn.
Trên các địa hình khó khăn như đường đất dốc, trơn trượt ở vùng núi hay đồi cỏ, hệ thống dẫn động 4 bánh của Hilux kết hợp với hệ thống hỗ trợ leo dốc khiến chiếc xe có thể leo lên một cách dễ dàng mà không bị trượt xuống, ngay cả khi đã cố tình dừng giữa dốc.
Có khoảng sáng gầm xe lớn nhất phân khúc, lên tới 286 mm nên Hilux cũng thuận lợi hơn một số đối thủ trên núi đá hay hào sâu. Mặc dù có khả năng lội nước kém các đối thủ khoảng 10 cm, nhưng những suối cạn và sâu trung bình dưới 70 cm vẫn không phải là trở ngại với chiếc xe.
Bên trong nội thất, Hilux 2016 đã "sang" và tiện nghi hơn thế hệ trước với các trang bị hấp dẫn như ghế lái chỉnh điện 8 hướng, vô-lăng điều chỉnh 4 hướng kèm nút điều khiển hệ thống âm thanh, đệm ghế êm và dài hơn...
Trên phiên bản 3.0G AT được chúng tôi thử nghiệm, các ghế ngồi được bọc da cao cấp và dễ chịu hơn chất liệu nỉ có bề mặt khá thô ráp trên Ranger. Bảng táp-lô trên thế hệ mới được thiết kế lại trực quan và ít nút bấm hơn. Tuy nhiên một số chi tiết bằng nhựa cứng đúc đã làm giảm độ sang trọng của nội thất.
Chiếc xe được trang bị hệ thống âm thanh với đầu CD, kết nối USB và Bluetooth với điện thoại. Về mặt này, Hilux bị "yếu thế" hơn Ranger khi đối thủ từ Ford có hệ thống thông tin giải trí SYNC 2 được phát triển bởi Microsoft với màn hình cảm ứng 8 inch. Ngoài ra, xe cũng không có cảm biến lùi.
Hàng ghế sau trên chiếc xe cũng rộng rãi hơn so với thế hệ trước; ngay cả những người với chiều cao 1m8 cũng không bị chạm đầu gối vào lưng ghế trước. Trên lưng 2 ghế trước có 2 móc treo giấu kín, rất tiện lợi để treo những túi đồ ướt. Hàng ghế này cũng có cửa gió độc lập.
Trải nghiệm sau tay lái của Hilux cho thấy chiếc xe có khả năng điều khiển nhẹ và chính xác, dù vẫn sử dụng hệ thống lái thủy lực. Với trọng tâm cao, Hilux đem tới cảm giác hơi "rợn" khi vào cua nhanh nhưng nhờ có hệ thống ổn định điện tử và kiểm soát lực kéo, chiếc xe vẫn giữ được cả 4 bánh trên đường.
Dù hơi "thiệt" về công suất và trang bị so với Ranger và một số đối thủ khác nhưng bù lại, Hilux đem tới trải nghiệm lái cân bằng và ổn định trên nhiều điều kiện khác nhau. Hiện tại, phiên bản Hilux 3.0G AT như chiếc xe được test trong bài viết này đang được Toyota bán với giá 877 triệu đồng.