Các cây cầu được xây dựng bởi bàn tay tài hoa của cộng đồng thiểu số người Động sống rải rác ở các làng mạc thuộc tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu và Quảng Tây của Trung Quốc.
Cộng đồng người Động nổi tiếng với kỹ thuật bậc thầy trong nghề mộc truyền thống.
Những cây cầu do người Động xây dựng được gọi là “cầu Phong vũ” vì có mái che giúp người đi đường tránh mưa nắng.Ngoài ra, những cây cầu này còn có tên khác là “Cầu Hoa” vì có lối kiến trúc cổ, được chạm trổ tinh tế, rất đẹp. Trong những ngày mưa gió, những cây cầu gỗ này trở thành điểm hẹn lý tưởng để người dân địa phương gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện, ngắm cảnh và thậm chí tổ chức các trò chơi giải trí.
Một cây cầu "Phong vũ" thường được xây dựng bằng gỗ là chính với cấu trúc bao gồm thân cầu, một tòa tháp và căn đình được chạm khắc rồng phượng tinh tế.
Cầu cũng được khắc nhiều biểu tượng tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn, tốt lành khác và còn có sẵn ghế cho khách bộ hành nghỉ ngơi. Một điểm độc đáo của những cây cầu “Phong vũ” là người Động có bí quyết xây dựng chúng mà không cần đến bất cứ một đinh, vít nào. Nổi tiếng nhất trong số những cây cầu “Phong vũ” của người Động là cầu Chengyang ở huyện Sanjiang, tỉnh Quảng Tây. Cây cầu Chengyang được xây dựng vào năm 1916, bắc qua sông Linxi. Nó là cây cầu lớn nhất và tốt nhất trong số những cây cầu “Phong vũ”.
Chengyang dài 64,4 m, rộng 3,4 m và cao 10,6 m có 3 cột trụ, 3 nhịp cầu, 5 đình và 19 hiên. Ngoại trừ 3 cột trụ được làm bằng đá và mái che được lợp bằng gạch thì cầu được xây dựng bằng gỗ hoàn toàn.
Các cây cầu được xây dựng bởi bàn tay tài hoa của cộng đồng thiểu số người Động sống rải rác ở các làng mạc thuộc tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quý Châu và Quảng Tây của Trung Quốc.
Cộng đồng người Động nổi tiếng với kỹ thuật bậc thầy trong nghề mộc truyền thống.
Những cây cầu do người Động xây dựng được gọi là “cầu Phong vũ” vì có mái che giúp người đi đường tránh mưa nắng.
Ngoài ra, những cây cầu này còn có tên khác là “Cầu Hoa” vì có lối kiến trúc cổ, được chạm trổ tinh tế, rất đẹp.
Trong những ngày mưa gió, những cây cầu gỗ này trở thành điểm hẹn lý tưởng để người dân địa phương gặp gỡ, giao lưu, trò chuyện, ngắm cảnh và thậm chí tổ chức các trò chơi giải trí.
Một cây cầu "Phong vũ" thường được xây dựng bằng gỗ là chính với cấu trúc bao gồm thân cầu, một tòa tháp và căn đình được chạm khắc rồng phượng tinh tế.
Cầu cũng được khắc nhiều biểu tượng tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn, tốt lành khác và còn có sẵn ghế cho khách bộ hành nghỉ ngơi.
Một điểm độc đáo của những cây cầu “Phong vũ” là người Động có bí quyết xây dựng chúng mà không cần đến bất cứ một đinh, vít nào.
Nổi tiếng nhất trong số những cây cầu “Phong vũ” của người Động là cầu Chengyang ở huyện Sanjiang, tỉnh Quảng Tây.
Cây cầu Chengyang được xây dựng vào năm 1916, bắc qua sông Linxi. Nó là cây cầu lớn nhất và tốt nhất trong số những cây cầu “Phong vũ”.
Chengyang dài 64,4 m, rộng 3,4 m và cao 10,6 m có 3 cột trụ, 3 nhịp cầu, 5 đình và 19 hiên.
Ngoại trừ 3 cột trụ được làm bằng đá và mái che được lợp bằng gạch thì cầu được xây dựng bằng gỗ hoàn toàn.