Hầm vượt sông Sài Gòn: Lai dắt, đánh chìm và đấu nối

Google News

(Kiến Thức) - Việc chọn làm hầm bằng phương pháp đánh chìm (hầm dìm) là hợp lý kinh tế nhất. Muốn thế phải có đất trống làm bể đúc đốt hầm. Diện tích miếng đất dự tính khoảng 10 - 12ha, phải cạnh sông nước tiện cho việc lai dắt. Muốn có đất lại vấp vào việc thu hồi đất. Đây là vấn đề phức tạp tốn kém thời gian và tiền của...

Bể đúc hầm có kết cấu kiên cố chịu lực không bị lún, sụt, nền bể vững chắc nếu để lún làm cho đốt hầm bị nứt gẫy. Vì mỗi đốt hầm có trọng tải vài chục nghìn tấn. Các đốt hầm được đúc đồng loạt để tiện lai dắt đánh chìm và đấu nối cùng một thời gian. Do đó mà đáy bể đúc phải đủ vững trãi chịu 4 đốt hầm một lúc (4 x 30.000T = 120.000T). Thành vách bể đúc phải chắc chắn không bị lún trượt xệ làm hỏng bể.
 
Các đốt hầm khi đúc hai đầu đốt hầm tạm thời bịt kín như cái hộp kín cho nước vào bể đốt hầm sẽ tự nổi. Như vậy, bể đúc phải làm cạnh sông có nguồn nước dồi dào. Khi đúc thì bơm nước ra ngoài sông bảo đảm khô ráo. Đúc xong cả 4 đốt, tổng dài bằng chiều rộng sông Sài Gòn chỗ làm hầm (Mỹ Cảnh).

Công nhân tại cửa nối thông hai hướng lưu thông bên trong hầm.
Công nhân tại cửa nối thông hai hướng lưu thông bên trong hầm.

Trong quá trình đúc đốt hầm cũng đồng thời đào rãnh vét sông làm đế hầm, công việc chuẩn bị xong. Tháo nước vào bể đúc, 4 đốt hầm nổi, sau khi kiểm tra thử nước... Phải thuê 4 sà lan dùng lai dắt từng đốt một đến vị trí (như báo chí nêu khá rõ kỹ). Từng đốt một được đánh chìm. Khi nó nổi tức là tỷ trọng nước và tự trọng đốt hầm 1:1. Đến vị trí cần dìm cần cân chỉnh xoay xê dịch các kiểu đúng khớp vị trí, cho thêm nước vào thùng kim loại gép cạnh đốt hầm để cho đốt nặng hơn lực đẩy của nước, đốt sẽ dần dần chìm theo tỷ lệ lượng nước cho vào đốt hầm. Đốt thứ 2, thứ 3,thứ 4 đều quy trình như vậy.

Sau khi đốt thứ nhất dìm vào đúng vị trí xong, đốt thứ 2 lai dắt đến cân chỉnh xong được nối với đốt thứ nhất bằng cách giữa các đốt hầm có khe hở. Khe này dùng thiết bị đặc biệt bịt kín khe lại hút hết nước trong khe đó, do chênh lệch áp xuất nước và không khí nó tự đấy đốt thứ hai khớp nối gắn chặt với đốt thứ nhất đã được cố định chắc chắn trước đó với các gioăng cao su đặc chế tuổi thọ hàng trăm năm chống nước. Đốt thứ 3, thứ 4 cũng quy trình như vậy. Bản thân hầm là rỗng theo định luật Ác-si-mét hầm có khuynh hướng nổi, thế nên không sợ lún xụt trong lòng sông. Trên bề mặt đỉnh và xung quanh đốt hầm phải chèn thêm cát đá một mặt chống nổi và bảo vệ hầm không bị va quệt khi phía trên có tầu bè qua lại...

Các đốt hầm hoàn thành được kéo ra khỏi bể đúc, thả nổi dưới nước để kiểm tra độ chống thấm và chuẩn bị cho quá trình lai dắt.
Các đốt hầm hoàn thành được kéo ra khỏi bể đúc, thả nổi dưới nước để kiểm tra độ chống thấm và chuẩn bị cho quá trình lai dắt.

"Tôi là người đưa ra ý kiến thuê mượn đất của nhà máy xí nghiệp đóng sửa chữa tàu thuyền nào đó (khi đi khảo sát tuyến đã phát hiện Nhà máy Đóng tàu Sài gòn). Rất may trên tuyến Đại lộ Đông Tây ngay bến Chương Dương có Nhà máy Đóng tàu Sài gòn, nhà máy này nằm trong diện bị di dời giải tỏa để làm hầm và đường ĐLĐT, nhà máy có ý định di dời về bên xã Phước Khánh, huyện Nhân Trạch, tỉnh Đồng Nai.
 
Tôi hỏi và thử đặt vấn đề với Ban Giám đốc nhà máy cho dự án Đại lộ Đông Tây thuê đất chưa dùng đến ngay, để làm bể đúc đốt hầm. Sau khi lai dắt xong đốt hầm sẽ trả lại đất và tặng cho nhà máy bể đúc đó. Nhà máy không mất nhiều chi phí và có thể sử dụng ngay như một ụ tàu phục vụ cho công việc sửa chữa đóng mới tàu thuyền", GS.TSKH Lê Quả nhớ lại.

Vị trí của nhà máy tại Huyện Nhơn trạch đối diện với phà Bình Khánh, cạnh sông Sài Gòn, tiện cho việc làm đập lấy nước và thoát nước cũng như lai dắt các đốt hầm sau khi đúc xong. Vị trí này cách nơi làm hầm khoảng 12km. Hiện nay, bể đúc đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, đúc xong 4 đốt hầm, lai dắt cũng xong, hầm đã hoạt động. Và bể đúc trên đất Nhân Trạch đã hoàn trả cho Nhà máy Đóng tàu Sài Gòn sử dụng đúng mục đích của mình.

Mỗi khi dòng xe đi qua hầm vẫn lắng nghe đâu đó câu hò Ai qua Bến nghé Nhà rồng... (Trần Hoàn) và Khúc Tâm tình Đường hầm Thủ Thiêm... (Lê Quả) với Dưới sông nước chảy là dòng xe qua... Lưu luyến những con đò đã xuôi ngược vì ta... bằng chính đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á, niềm kiêu hãnh của những bàn tay khối óc làm lên nó.

Hương Nguyên

Bình luận(0)