1. Bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu của nhiếp ảnh gia Malcolm Browne chụp ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn đã khiến cả thế giới sửng sốt và góp phần làm tăng sức ép của quốc tế lên chế độ Ngô Đình Diệm, khiến chế độ này bị Mỹ giật dây lật đổ 4 tháng sau đó.
2. Sự tàn khốc trong bức ảnh “Vụ hành quyết Sài Gòn” ( Saigon Execution) của phóng viên ảnh Eddie Adams chụp trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đã làm dấy lên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam trên toàn cầu. Bức ảnh đã nhận giải Pulitzer năm 1969. 3. Bức ảnh Adolf Hitler đứng trước tháp Eiffel ở Paris ngày 23/6/1940 lột tả chân thực thời khắc đen tối nhất trong lịch sử nước Pháp. 4. Ngày 22/7/1975, phóng viên ảnh Stanley J. Forman của tờ Boston Herald (Mỹ) đã chụp lại một bức ảnh để đời về cảnh tượng hai mẹ con nhảy khỏi tầng cao của một tòa nhà trong vụ cháy xảy ra trên đường Marlborough. 5. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Jack Bradley được thực hiện đúng thời điểm cậu bé điếc Harold Whittles lần đầu tiên được nghe thấy âm thanh trong đời, sau khi bác sĩ điều trị đặt một chiếc tai nghe vào tai trái của cậu. 6. Bức ảnh của Helmuth Pirath (1956) ghi lại cảnh một nữ tù nhân Đức Quốc xã cùng con gái đoàn tụ với gia đình. Đứa trẻ lần đầu tiên nhìn thấy mặt cha sau hơn 10 năm xa cách.
7. Người xem không khỏi xúc động và bị ám ảnh khi xem những bức ảnh “Ba chị em” ghi lại các lần gặp của 3 cựu nữ quân nhân Liên Xô, trong đó ở lần gặp thứ ba một người đã không còn nữa.
8. Nhận giải thưởng Pulitzer danh giá, bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên ảnh Nick Út chụp năm 1972 đã nổi tiếng toàn cầu như một biểu tượng cho sự khủng khiếp của cuộc chiến tranh Việt Nam.
9. Bức ảnh của tay máy Jahangir Razmi gây bàng hoàng với cảnh tượng 9 phiến quân người Kurd và 2 cảnh sát của hoàng gia bị xử bắn trong cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1980. 10. Bức ảnh người lính Hồng quân Liên Xô giương cao lá cờ búa liềm trên nóc tòa nhà Quốc hội ở Berlin, Đức do nhiếp ảnh gia Yevgeny Khaldei thực hiện năm 1945 đã đi vào lịch sử như một biểu tượng cho sự sụp đổ của Đức Quốc xã.
1. Bức ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu của nhiếp ảnh gia Malcolm Browne chụp ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn đã khiến cả thế giới sửng sốt và góp phần làm tăng sức ép của quốc tế lên chế độ Ngô Đình Diệm, khiến chế độ này bị Mỹ giật dây lật đổ 4 tháng sau đó.
2. Sự tàn khốc trong bức ảnh “Vụ hành quyết Sài Gòn” ( Saigon Execution) của phóng viên ảnh Eddie Adams chụp trong sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đã làm dấy lên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam trên toàn cầu. Bức ảnh đã nhận giải Pulitzer năm 1969.
3. Bức ảnh Adolf Hitler đứng trước tháp Eiffel ở Paris ngày 23/6/1940 lột tả chân thực thời khắc đen tối nhất trong lịch sử nước Pháp.
4. Ngày 22/7/1975, phóng viên ảnh Stanley J. Forman của tờ Boston Herald (Mỹ) đã chụp lại một bức ảnh để đời về cảnh tượng hai mẹ con nhảy khỏi tầng cao của một tòa nhà trong vụ cháy xảy ra trên đường Marlborough.
5. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Jack Bradley được thực hiện đúng thời điểm cậu bé điếc Harold Whittles lần đầu tiên được nghe thấy âm thanh trong đời, sau khi bác sĩ điều trị đặt một chiếc tai nghe vào tai trái của cậu.
6. Bức ảnh của Helmuth Pirath (1956) ghi lại cảnh một nữ tù nhân Đức Quốc xã cùng con gái đoàn tụ với gia đình. Đứa trẻ lần đầu tiên nhìn thấy mặt cha sau hơn 10 năm xa cách.
7. Người xem không khỏi xúc động và bị ám ảnh khi xem những bức ảnh “Ba chị em” ghi lại các lần gặp của 3 cựu nữ quân nhân Liên Xô, trong đó ở lần gặp thứ ba một người đã không còn nữa.
8. Nhận giải thưởng Pulitzer danh giá, bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên ảnh Nick Út chụp năm 1972 đã nổi tiếng toàn cầu như một biểu tượng cho sự khủng khiếp của cuộc chiến tranh Việt Nam.
9. Bức ảnh của tay máy Jahangir Razmi gây bàng hoàng với cảnh tượng 9 phiến quân người Kurd và 2 cảnh sát của hoàng gia bị xử bắn trong cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1980.
10. Bức ảnh người lính Hồng quân Liên Xô giương cao lá cờ búa liềm trên nóc tòa nhà Quốc hội ở Berlin, Đức do nhiếp ảnh gia Yevgeny Khaldei thực hiện năm 1945 đã đi vào lịch sử như một biểu tượng cho sự sụp đổ của Đức Quốc xã.