Sừng trâu chữa sốt cao co giật

Google News

(Kiến Thức) - Sừng trâu còn gọi là thủy ngưu giác, vị đắng mặn, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát huyết, tiêu sưng cầm máu và chống co giật...

 Ảnh minh họa.
Thổ huyết, chảy máu cam: Thủy ngưu giác 15g, sinh địa 20g, mẫu đơn bì 10g, ngẫu tiết 25g, trắc bách diệp sao đen 15g, sắc kỹ, chia uống 2 lần trong ngày.
Viêm não Nhật Bản B, sốt cao co giật: Thủy ngưu giác 100g, sắc trong 2 giờ, chia uống 3 lần trong ngày, dùng liên tục trong một tuần hoặc đến khi nào tỉnh táo và hết sốt thì ngừng thuốc.
Trẻ em sốt cao: Dùng thủy ngưu giác mài nước uống, mỗi lần 1,5g.
Trẻ em co giật: Bột thủy ngưu giác 3g, câu đằng 9g, toàn yết 1,5g, chế nam tinh 3g, chu sa 1g, sắc uống.
Các chứng xuất huyết bên trong: Uống bột thủy ngưu giác mỗi lần 2g, mỗi ngày 3 lần.
Xuất huyết do giảm tiểu cầu nguyên phát: Uống bột thủy ngưu giác mỗi lần 8g, mỗi ngày 3 lần với nước ấm. Hiệu quả sẽ làm cho lượng tiểu cầu tăng dần lên, tình trạng xuất huyết giảm dần, đối với trường hợp cấp tính thì hiệu lực rõ rệt hơn.
Băng huyết: Thủy ngưu giác 40g đốt tồn tính, tán bột; tóc rối 40g đốt thành tro, bồ hóng 40g, tất cả trộn đều, uống mỗi lần 8g với nước sắc đặc lá ngải cứu. Hoặc chót sừng trâu đốt tồn tính và mai mực tán bột lượng bằng nhau, trộn đều với một ít xạ hương, uống mỗi lần 4g với rượu vào lúc đói, mỗi ngày uống 3 lần.
Các nhà y học cổ truyền cho rằng, sừng trâu cũng có tác dụng tương tự sừng tê giác nên có thể dùng để thay thế với liều lượng cao hơn.
ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Bình luận(0)