Melissa Loomis hiện sống ở Canton, Ohio (Mỹ) trở thành người cụt tay phải từ một vết cắn tưởng như vô hại của một con gấu trúc nhưng sau đó chuyển thành nhiễm trùng máu khiến cô suýt mất mạng. Tai nạn này đã khiến người phụ nữ 43 tuổi này suy sụp và sợ sống. May mắn cô đã tìm được một con đường sống mới khi bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của cô, bác sĩ Ajay Seth, nhận ra cô có thể trở thành một ứng cử viên hoàn hảo cho một kỹ thuật hoàn toàn mới mang tính đột phá. Ca phẫu thuật chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ đã nối các dây thần kinh dùng để điều khiển tay giả với não, vì vậy cô Melissa có thể điều khiển và cảm nhận được qua các ngón tay. Ca phẫu thuật “cách mạng” này đã biến cô Melissa trở thành người cụt tay giỏi nhất thế giới khi có thể dùng ý nghĩ điều khiển bàn tay giả và cũng là người Mỹ đầu tiên có thể cảm nhận được bằng xúc giác dù chỉ dùng tay giả. Chưa hết, cô còn có thể cảm nhận được cả áp lực và nhiệt độ.Được biết cánh tay giả này mới chỉ là nguyên mẫu đầu tiên và được chế tạo để dùng trong quân đội. Sự thành công của ca phẫu thuật này hứa hẹn không chỉ những người phục vụ trong quân đội mà cả những người bị cụt tay khác cũng sẽ được hưởng lợi. Tuy chưa được phổ biến những các nhà nghiên cứu hy vọng chính phủ Mỹ và các tổ chức khác sẽ tài trợ để phát triển công nghệ này rộng rãi hơn nữa trong tương lai.
Melissa Loomis hiện sống ở Canton, Ohio (Mỹ) trở thành người cụt tay phải từ một vết cắn tưởng như vô hại của một con gấu trúc nhưng sau đó chuyển thành nhiễm trùng máu khiến cô suýt mất mạng. Tai nạn này đã khiến người phụ nữ 43 tuổi này suy sụp và sợ sống.
May mắn cô đã tìm được một con đường sống mới khi bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình của cô, bác sĩ Ajay Seth, nhận ra cô có thể trở thành một ứng cử viên hoàn hảo cho một kỹ thuật hoàn toàn mới mang tính đột phá.
Ca phẫu thuật chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ đã nối các dây thần kinh dùng để điều khiển tay giả với não, vì vậy cô Melissa có thể điều khiển và cảm nhận được qua các ngón tay.
Ca phẫu thuật “cách mạng” này đã biến cô Melissa trở thành người cụt tay giỏi nhất thế giới khi có thể dùng ý nghĩ điều khiển bàn tay giả và cũng là người Mỹ đầu tiên có thể cảm nhận được bằng xúc giác dù chỉ dùng tay giả. Chưa hết, cô còn có thể cảm nhận được cả áp lực và nhiệt độ.
Được biết cánh tay giả này mới chỉ là nguyên mẫu đầu tiên và được chế tạo để dùng trong quân đội. Sự thành công của ca phẫu thuật này hứa hẹn không chỉ những người phục vụ trong quân đội mà cả những người bị cụt tay khác cũng sẽ được hưởng lợi.
Tuy chưa được phổ biến những các nhà nghiên cứu hy vọng chính phủ Mỹ và các tổ chức khác sẽ tài trợ để phát triển công nghệ này rộng rãi hơn nữa trong tương lai.