Tận mục 3 máy bay quân sự đầu tiên “made in Vietnam“

Google News

Máy bay cánh quạt HL-1, máy bay đậu nước HL-2 và máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41 là ba chiếc máy bay quân sự đầu tiên do Việt Nam chế tạo.

 

Máy bay cánh quạt HL-1 (ban đầu gọi là TL-1) do Viện Kỹ thuật Không quân (Bộ Quốc phòng Việt Nam) chế tạo dùng cho nhiệm vụ trinh sát – liên lạc.
Máy bay cánh quạt HL-1 (ban đầu gọi là TL-1) do Viện Kỹ thuật Không quân (Bộ Quốc phòng Việt Nam) chế tạo dùng cho nhiệm vụ trinh sát – liên lạc.
Năm 1978, Quân chủng Phòng không – Không quân đã lập dự án “xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ”. Tháng 3/1980, Quân ủy Trung ương đã họp phê chuẩn dự án và giao cho quân chủng chủ trì thực hiện.
Năm 1978, Quân chủng Phòng không – Không quân đã lập dự án “xây dựng cơ sở thiết kế và chế thử máy bay cánh quạt loại nhỏ”. Tháng 3/1980, Quân ủy Trung ương đã họp phê chuẩn dự án và giao cho quân chủng chủ trì thực hiện.
 Ngày 25/9/1980, HL-1 cất cánh lần đầu thành công tại sân bay Hòa Lạc. Chiếc máy bay đã hoàn thành tốt đẹp chương trình bay thử với đầy đủ 10 bài bay, 23 lần hạ cánh và 10 giờ bay trên không. HL-1 đạt tốc độ bay tối đa 356km/h, trần bay 4.500m, máy bay có thể mang 8 rocket để tấn công mục tiêu.
Ngày 25/9/1980, HL-1 cất cánh lần đầu thành công tại sân bay Hòa Lạc. Chiếc máy bay đã hoàn thành tốt đẹp chương trình bay thử với đầy đủ 10 bài bay, 23 lần hạ cánh và 10 giờ bay trên không. HL-1 đạt tốc độ bay tối đa 356km/h, trần bay 4.500m, máy bay có thể mang 8 rocket để tấn công mục tiêu.
Năm 1984, Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng sau khi xem HL-1 bay biểu diễn đã chỉ thị cho Viện Kỹ thuật Không quân tiếp tục chế tạo máy bay đậu trên mặt nước để làm nhiệm vụ ở các đảo xa.
Năm 1984, Bộ trưởng Quốc phòng Văn Tiến Dũng sau khi xem HL-1 bay biểu diễn đã chỉ thị cho Viện Kỹ thuật Không quân tiếp tục chế tạo máy bay đậu trên mặt nước để làm nhiệm vụ ở các đảo xa.
 Các cán bộ Viện Kỹ thuật Không quân quyết định chế tạo máy bay đậu nước DN-1 (sau gọi là HL-2) trên cơ sở hoàn thiện HL-1. Tháng 3/1987, HL-2 được chế tạo xong với tính năng kỹ chiến thuật tương tự HL-1, khác về hai canhsi cánh lắp với góc vểnh V lớn hơn để tăng tính ổn định.
Các cán bộ Viện Kỹ thuật Không quân quyết định chế tạo máy bay đậu nước DN-1 (sau gọi là HL-2) trên cơ sở hoàn thiện HL-1. Tháng 3/1987, HL-2 được chế tạo xong với tính năng kỹ chiến thuật tương tự HL-1, khác về hai canhsi cánh lắp với góc vểnh V lớn hơn để tăng tính ổn định.
 Ngày 26/4/1987, thủy phi cơ HL-2 lần đầu cất cánh thành công.
Ngày 26/4/1987, thủy phi cơ HL-2 lần đầu cất cánh thành công.
 Rất tiếc, do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nên dự án chế tạo HL-2 và sản xuất hàng loạt buộc phải tạm dừng.
Rất tiếc, do điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nên dự án chế tạo HL-2 và sản xuất hàng loạt buộc phải tạm dừng.
Sau 17 năm tạm dừng, năm 2004, Việt Nam “tái khởi động” chương trình chế tạo thủy phi cơ.
Sau 17 năm tạm dừng, năm 2004, Việt Nam “tái khởi động” chương trình chế tạo thủy phi cơ.
 Ngày 9/2/2004, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà ký quyết định giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không – KHông quân thực hiện dự án: “Chế tạo máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41”. VNS-41 được chế tạo để phục vụ tuần tra bảo vệ rừng, cứu nạn và huấn luyện phi công sơ cấp.
Ngày 9/2/2004, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà ký quyết định giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không – KHông quân thực hiện dự án: “Chế tạo máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41”. VNS-41 được chế tạo để phục vụ tuần tra bảo vệ rừng, cứu nạn và huấn luyện phi công sơ cấp.
 Ngày 9/12/2004, VNS-41 mang số hiệu 401 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên tại hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai.
Ngày 9/12/2004, VNS-41 mang số hiệu 401 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên tại hồ Trị An, tỉnh Đồng Nai.
 Năm 2005, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không – Không quân sản xuất thêm 4 chiếc VNS-41 đưa vào sử dụng làm nhiệm vụ huấn luyện tại Trung đoàn Không quân 916.
Năm 2005, Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không – Không quân sản xuất thêm 4 chiếc VNS-41 đưa vào sử dụng làm nhiệm vụ huấn luyện tại Trung đoàn Không quân 916.
 VNS-41 dài 6,97m, cao 2,53m, trọng lượng cất cánh tối đa 780kg. Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt Rotax-582 cho phép đạt tốc độ tối đa 115km/h, trần bay 3.000m, tầm bay 200-300km.
VNS-41 dài 6,97m, cao 2,53m, trọng lượng cất cánh tối đa 780kg. Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt Rotax-582 cho phép đạt tốc độ tối đa 115km/h, trần bay 3.000m, tầm bay 200-300km.
 
Ba chiếc máy bay HL-1, HL-2 và  VNS-41 ở Bảo tàng Phòng không-Không quân. Phạm Thủy-Lê Nam.
Ba chiếc máy bay HL-1, HL-2 và VNS-41 ở Bảo tàng Phòng không-Không quân. Phạm Thủy-Lê Nam.

Bình luận(0)