Phát hiện “kỳ lân biển” dài 30m

Google News

(Kiến Thức) - Một nhóm thợ lặn Australia đã chụp được những bức hình hiếm hoi về loài sâu biển có tên khoa học là Pyrostremma spinosum (pyrosome) tại ngoài khơi vùng biển Tasmania, Australia.

Loài sinh vật này có thân hình trong suốt, hình trụ, có thể phát sáng, được tạo thành từ hàng nghìn các zooid nhỏ bé. Chúng hút nước vào cơ thể thông qua các vòi trên cơ thể, giữ lại các sinh vật phù du và rồi thải nước ra phía sau.
Loài sâu biển khổng lồ có thể dài tới 30m này, có cơ thể trong suốt và tự phát sáng.
Các zooids được gắn với nhau bởi các mô và chúng di chuyển như một thể thống nhất bên trong vòi của loài sâu biển này. Loài này có thể bơi tự do và sống ở vùng nước sâu, thay vì sống gần bờ.
Cũng vì lý do này mà chúng ít khi được nhìn thấy. Chỉ có những nhóm lặn mới có thể bắt gặp được loài sinh vật khổng lồ này.
Zooid của loài pyrosome.
Loài sâu biển này thường sống ở những tầng lớp phía trên tại khu vực biển ấm. Chúng cũng được xếp vào lớp sinh vật phù du, nghĩa là sự di chuyển của chúng phụ thuộc vào các dòng nước, sóng biển, thủy triều…
Theo Michael Baron, một thợ lặn từ Trung tâm lặn Eaglehawk, vùng bán đảo Tasman thuộc Tasmania của Australia là một trong những khu vực hiếm hoi trên thế giới có lượng sinh vật phù du dạng gelatin (dạng sệt) phong phú.
Anh này cũng đã quay phim được hình ảnh một con sâu biển, trông khá giống với loài pyrosome, nhưng có các con zooid bên trong lớn hơn của pyrosome.
Loài sâu gần giống pyrosome nhưng có zooid bên trong lớn hơn mà Michael Baron quay phim được.
Hiền Thảo (theo DM)

Bình luận(0)