Khám phá nguồn gốc “hơi thở của quỷ“

Google News

Scopolamine (Hyoscine hydrobromide) hoặc Burundanga hay còn gọi là Hơi thở của quỷ là loại ma dược được bào chế từ cây Borrachero ở Colombia.

1. "Hơi thở của quỷ"tiếp tay cho tội phạm
Theo tờ Theguardian của Anh sở dĩ Scopolamine được ví như Hơi thở của quỷ (Devil's breath), biến con người thành thây ma và nhiều vụ tội phạm ở Nam Mỹ là do nó có mức độ dược hóa cao, có thể xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của con người.
Loại thuốc độc này có đặc điểm không màu, không mùi, không vị, dễ bốc hơi, dễ tạo ra những giấc mơ kỳ quái khi hít. Đặc biệt, có thể gây ra tình trạng hoang tưởng, hay thôi miên. Tệ hơn, ngay từ đầu Scopolamine có thể phong bế, không để kí ức hình thành trong thời gian thuốc chưa"rã" hết tác dụng. Điều này có nghĩa khi dùng thuốc. Nạn nhân không nhớ nổi những gì đã xảy ra, nó gây ra tình trạng mất trí nhớ giống như các loại thuốc an thần cực mạnh.
Kham pha nguon goc “hoi tho cua quy“
Ảnh minh họa. 
Đặc biệt, khi dùng liều cao có thể đưa con người vào trạng thái mất nhận thức, làm mọi thứ từ trộm cắp, giết người, hãm hiếp... cho đến tấn công, cướp ngân hàng.... Hoặc "phả" hơi vào mặt người đến rút tiền, sau đó tiến hành thủ đọan đánh cắp tiền trong tài khoản của người bị hại. Chưa hết loại ma dược này còn khiến phụ nữ tự dâng hiến, quan hệ xác thịt với kẻ phạm tội. Một khi trúng phải ma dược Scopolamine chỉ còn biết nghe theo sự điều khiển của người khác, dắt đi đâu cũng đi giống như đứa trẻ, bảo gì nghe nấy, thậm chí còn bị hãm hiếp và bán vào nhà thổ.Với mức độ nguy hiểm như vậy nên Hội đồng Cố vấn an ninh của Mỹ ở hải ngoạ (OSAC) đã cảnh báo mọi người khi đi du lịch đến Quito (thủ đô Ecuado) cần cảnh giác. Theo OSAC, hàng năm có khoảng 50.000 vụ tội phạm ở khu vực này liên quan đến Scopolamine. Còn theo Telegraph, gần đây nhất hai người phụ nữ ở Columbia đã bị kẻ xấu "phả" ma dược Scopolamine vào mặt, sau đó bị hãm hiếp và bị lột sạch tiền nong, đồ trang sức.
Những người bị hại thuộc mọi lứa tuổi, già có, trẻ có, thậm chí cả người bị tâm thần và phụ nữ có thai. Nguy hiểm hơnt, nạn nhân không thể nhớ là mình có bị hại, còn người thân cũng không hề hay biết, chỉ đến khi tỉnh dậy, mới biết là bị hạ
2. Vài nét về Scopolamine
Theo thông tin đăng công bố trên trang Drug.com, Scopolamine hay Hyoscine hydrobromide được nhà khoa học người Đức Albert Ladenburg tìm ra 1880, còn loại thuốc tương tự được triết từ thảo dược lại có từ thời cổ đại. Nó được ban cho các vị phu nhân của những thủ lĩnh qua đời ở Columbia, họ bị chôn sống tại chính hầm mộ của chồng, và đến nay, loại ma dược này vẫn được sử dụng ở khu vực này, nhất là trong các nghi lễ bản địa. Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) còn sử dụng cho mục đích thẩm vấn tù nhân vì nó làm mất ý thức tạm thời, hạn chế bị tiết lộ bí mật bằng cách mật bỏ thuốc vào nước hoặc vẩy bột thuốc vào mặt nạn nhân, hay hòa trong sữa, thuốc lá hay qua đường hô hấp...
Scopolamine được đặt tên theo chi cây Scopolia, tên khoa học Hyoscyamus niger, được chế từ cây Scopolia, thực vật họ Solannaceae (như cà chua, cà tím, khoai tây). Người dân địa phương gọi là Borrachero, hoa có 2 cánh, quả nhỏ. Tên thương phẩm Transdermscop, Kwells, công thức hóa học C17H21NO4, thời gian bán rã 4,5 giờ. Scopolamine là một loại thuốc tropane alkaloid hoạt hóa mạnh với các hiệu ứng đối kháng hệ muscarinic. Hyoscine hydrobromide phát huy tác dụng dưới dạng chất đối kháng cạnh tranh đối với thụ thể muscarinic acetylcholine, do đó nó được phân loại như là một kháng acetylcholin, và antimuscarinic. Tổ chức Y tế Ghế giới (WHO) xếp Scopolamine trong danh mục thuốc thiết yếu, thuốc quan trọng và cần thiết cho hệ thống y tế cơ bản.
Scopolamine có nhiều ứng dụng trong y học, như điều trị say tàu xe, buồn nôn sau mổ và dùng cho thợ lặn, trị bệnh co thắt đường tiêu hóa, co thắt thận hoặc đường mật, hỗ trợ trong X quang đường tiêu hóa và nội soi, điều trị Hội chứng ruột ích thích (IBS),chảy nước dãi, đau bụng, viêm mắt... Đôi khi được sử dụng dưới dạng tiêm để làm giảm bài tiết đường hô hấp khi phẫu thuật.
ác tác dụng phụ thường gặp của Scopolamine như khô miệng, giảm khả năng đổ mồ hôi làm mát cơ thể, nhịp tim nhanh, mẩn ngứa, táo bón, bí tiểu, ảo giác, lo lắng, mất trí nhớ tạm thời, bồn chồn, động kinh, sốc phản vệ, khó thở, mờ mắt, giãn đồng tử, buồn ngủ, chóng mặt, tình trạng u mê. Một khi quá liều thường phát sinh hiệu ứng nguy hiểm như nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, mờ mắt, sợ ánh sáng, bí tiểu, hưng phấn, đỏ da, ức chế nhu động ruột... Tại tại Bogota, Colombia, cứ 5 ca cấp cứu thì có 1 trúng độc liên quan đến Scopolamine. Tháng 6/2008 tại Na-uy có hơn 20 người phải nhập viện vì các rối loạn tâm thần sau khi uống viên Rohypnol giả có chứa scopolamine.
Scopolamine có thể được dùng đường uống, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, hay qua một miếng dán, như Transderm scop để phòng ngừa buồn nôn và say tàu xe và có hiệu lực cho đến ba ngày. Các hình thức uống, nhỏ mắt, và tĩnh mạch có chu kỳ bán rã ngắn hơn và thường được tìm thấy trong các hình thức hydrobromide scopolamine (ví dụ như trong Scopace, hòa tan 0,4 mg dạng viên hoặc Donnatal).
Không rõ các tuyên bố gần đây liên quan đến scopolamine làm tăng lệ tội phạm đúng hay sai, nhưng trong cộng đồng khoa học cũng đã xuất hiện nhiều tranh luận. Tiến sĩ Les King, nhà hóa học kiêm khoa học pháp y người Anh cho rằng việc biến con người thành thây ma bởi scopolamine là điều hơi phóng đại. Ngay cả Trung tâm Giám sát Ma túy và chất gây Nghiện châu Âu (EMCD) cũng chưa thấy đề cập đến mặt trái này của Scopolamine. Đây không phải là dược phẩm dễ mua, đặc biệt là trên đường phố, kể cả cho mục đích thỏa con nghiện. Còn giáo sư dược học người Mỹ hiện đang công tác tại ĐH y khoa Califfornia thì cho rằng nếu quả như lời đồn thì scopolamine rất nguy hiểm nhưng hiện tại y học vẫn chưa hiểu hết độc tố của nó. Trong thử nghiệm, Scopolamine có thể gây khô miệng, buồn ngủ, nếu dùng liều cao có thể gây nguy hiểm, làm teo đồng tử và làm mất trí nhớ, đặc biệt nếu kết hợp với rượu, hoặc rất nhiều loại thuốc gây nghiện khác như Valium hay nhóm thuốc benzodiazepine.
Mời quý độc giả xem video:
Theo SKĐS

Bình luận(0)