Mới đây, trên trang mạng xã hội Weibo Trung Quốc, một người dân sống tại Phúc Kiến đã đăng tải đoạn clip một con cá đang nhảy trên mặt đất bùn với cách di chuyển cực độc đáo như "đi bộ". Chủ nhân của đoạn clip này thốt lên đầy kinh ngạc: "Cả con suối đều là loài cá này. Tôi câu mấy con bỏ vào lồng lò xo, chỉ một lúc sau đã thấy chúng trèo ra, nhảy cả vào đùi khiến tôi sợ chết khiếp!"Đoạn clip thu hút sự quan tâm lớn của cư dân mạng Trung Quốc, thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, "cá lên bờ" là chuyện lạ hiếm ngàn năm có một.
Tuy nhiên, sau khi theo dõi đoạn clip, nhiều cần thủ chuyên nghiệp nhanh chóng nhận ra cá đi bộ trong video chính là loài cá rô đồng (tên khoa học: Anabas testudineus) rất quen thuộc tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.Cá rô đồng có tên khoa học là Anabas testudineus. Theo các chuyên gia, loài cá nước ngọt này sống ở vùng nhiệt đới.Trong môi trường tự nhiên, cá rô đồng sống trong sông ngòi, ao, hồ, mương, suối, ruộng... Tại môi trường nhân tạo, loài cá này được nuôi trong bể xi măng.Tại nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam, người dân có thể dễ dàng bắt được cá rô đồng khi chúng nhảy lên bờ sau những cơn mưa to.Ngoài ra, khi vào mùa mưa bão, nước ao hồ thường đầy nên loài cá rô đồng có thể dễ dàng nhảy lên bờ "đi bộ".Theo các chuyên gia, sở dĩ cá rô đồng có thể sống lâu trên cạn sau khi lên bờ "đi bộ" là nhờ cơ quan hô hấp nằm ngay phía trên mang.Cơ quan hô hấp ở phía trên mang của cá rô đồng gồm nhiều máu cuộn lại thành nếp gấp để tối đa hóa diện tích bề mặt. Điều này giúp chúng giữ lại lượng oxy chúng đã lấy được khi còn ở dưới mặt nước.Thêm nữa, cá rô đồng còn có vây bụng cứng cùng nhiều gai sắc giúp chúng có thể "di chuyển" trên cạn khi bề mặt cơ thể được giữ ẩm.Cá rô đồng có thân hình bầu dục, dẹp bên và cứng chắc. Nó có vảy lược phủ toàn thân.Thức ăn "khoái khẩu" của cá rô đồng là những loài động vật phù du cỡ nhỏ như giáp xác râu ngành, giun ít tơ, ấu trùng tôm cá.Loài cá này có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm. Sau 6 tháng nuôi, các cá thể cá rô đồng đạt trọng lượng từ 60 - 100g/con. Về sinh sản, cá đẻ trứng 3 - 4 lần/năm. Mời độc giả xem video: Nuôi cá tầm có giàu được không?. Nguồn: VTV24.
Mới đây, trên trang mạng xã hội Weibo Trung Quốc, một người dân sống tại Phúc Kiến đã đăng tải đoạn clip một con cá đang nhảy trên mặt đất bùn với cách di chuyển cực độc đáo như "đi bộ". Chủ nhân của đoạn clip này thốt lên đầy kinh ngạc: "Cả con suối đều là loài cá này. Tôi câu mấy con bỏ vào lồng lò xo, chỉ một lúc sau đã thấy chúng trèo ra, nhảy cả vào đùi khiến tôi sợ chết khiếp!"
Đoạn clip thu hút sự quan tâm lớn của cư dân mạng Trung Quốc, thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, "cá lên bờ" là chuyện lạ hiếm ngàn năm có một.
Tuy nhiên, sau khi theo dõi đoạn clip, nhiều cần thủ chuyên nghiệp nhanh chóng nhận ra cá đi bộ trong video chính là loài cá rô đồng (tên khoa học: Anabas testudineus) rất quen thuộc tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cá rô đồng có tên khoa học là Anabas testudineus. Theo các chuyên gia, loài cá nước ngọt này sống ở vùng nhiệt đới.
Trong môi trường tự nhiên, cá rô đồng sống trong sông ngòi, ao, hồ, mương, suối, ruộng... Tại môi trường nhân tạo, loài cá này được nuôi trong bể xi măng.
Tại nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam, người dân có thể dễ dàng bắt được cá rô đồng khi chúng nhảy lên bờ sau những cơn mưa to.
Ngoài ra, khi vào mùa mưa bão, nước ao hồ thường đầy nên loài cá rô đồng có thể dễ dàng nhảy lên bờ "đi bộ".
Theo các chuyên gia, sở dĩ cá rô đồng có thể sống lâu trên cạn sau khi lên bờ "đi bộ" là nhờ cơ quan hô hấp nằm ngay phía trên mang.
Cơ quan hô hấp ở phía trên mang của cá rô đồng gồm nhiều máu cuộn lại thành nếp gấp để tối đa hóa diện tích bề mặt. Điều này giúp chúng giữ lại lượng oxy chúng đã lấy được khi còn ở dưới mặt nước.
Thêm nữa, cá rô đồng còn có vây bụng cứng cùng nhiều gai sắc giúp chúng có thể "di chuyển" trên cạn khi bề mặt cơ thể được giữ ẩm.
Cá rô đồng có thân hình bầu dục, dẹp bên và cứng chắc. Nó có vảy lược phủ toàn thân.
Thức ăn "khoái khẩu" của cá rô đồng là những loài động vật phù du cỡ nhỏ như giáp xác râu ngành, giun ít tơ, ấu trùng tôm cá.
Loài cá này có tốc độ sinh trưởng tương đối chậm. Sau 6 tháng nuôi, các cá thể cá rô đồng đạt trọng lượng từ 60 - 100g/con. Về sinh sản, cá đẻ trứng 3 - 4 lần/năm.
Mời độc giả xem video: Nuôi cá tầm có giàu được không?. Nguồn: VTV24.