Ở một góc của công viên Tao Đàn, thuộc phường Bến Thành, Q.1 TP HCM có một khu mộ cổ bề thế, mà rất ít người biết về nguồn gốc, lai lịch của nhân vật nằm dưới mộ.
Cuối năm 2013, khi một trang tin du lịch có tiếng của Anh liệt công viên Tao Đàn vào một trong những địa điểm ma ám ghê rợn nhất thế giới, sự quan tâm đến ngôi mộ cổ này đã được dấy lên.Đây là một ngôi mộ bề thế, có kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Mộ gồm 3 phần là tiền sảnh - sân thờ và nhà mộ, được ngăn cách bởi các trụ cổng. Quanh mộ là một vòng tường bao tương đối thấp.Giữa sân trước của mộ có bức bình phong tiền chiếu thư đặt trên bệ đỡ. Bình phong này có thể đã có hoa văn hoặc chữ, nhưng hiện tại thì trống trơn.
Các trụ cột đài sen nằm hai bên lối vào mộ. Cũng như bức bình phong, dấu vết chữ viết hay hoa văn trang trí không còn nữa. Mộ phần có có cấu trúc dạng lăng song táng, kích thước khá lớn, với thiết kế cầu kỳ.
Các nhà nghiên cứu khẳng định, đây là mộ xây bằng ô dước - tên loại vật liệu bí truyền có sử dụng nhựa cây rừng, cứng hơn đá và rất khó phá vỡ với kỹ thuật thời xưa. Loại mộ này thường chỉ dành cho giới hoàng tộc hoặc những bậc đại công thần từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, hầu hết các lăng mộ cổ đắp bằng ô dước khi khai quật lên đều tìm thấy xác ướp.
Theo truyền tụng của người xưa cùng những chữ Hán trên bia mộ, đây là mộ ông Lâm Tam Lang tự “Nguyên thất” và bà Mai Thị Xã - vợ ông. Ông Lâm là người Quảng Đông di cư sang Việt Nam làm Hoa kiều và mất năm 1795.
Do những thăng trầm của lịch sử, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp ông Lâm Tam Lang không còn được lưu giữ. Để được xây lăng mộ bề thế ngay trong thành Gia Định, hẳn ông phải là một người có công trạng lớn với triều đình nhà Nguyễn.
Tương truyền, hậu duệ đời thứ tư của ông Lâm Tam Lang là ông Lâm Quang Ky đã làm Phó lãnh binh của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, góp phần không nhỏ trong trận đánh tàu Espérance trên sông Nhật Tảo.
Sát vách tường bao bên phải của khu mộ còn một ngôi mộ nhỏ, theo giai thoại là của một thuộc tướng nhà Nguyễn bị bại trận đã tự sát.
Ở một góc của công viên Tao Đàn, thuộc phường Bến Thành, Q.1 TP HCM có một khu mộ cổ bề thế, mà rất ít người biết về nguồn gốc, lai lịch của nhân vật nằm dưới mộ.
Cuối năm 2013, khi một trang tin du lịch có tiếng của Anh liệt công viên Tao Đàn vào một trong những địa điểm ma ám ghê rợn nhất thế giới, sự quan tâm đến ngôi mộ cổ này đã được dấy lên.
Đây là một ngôi mộ bề thế, có kiến trúc còn khá nguyên vẹn. Mộ gồm 3 phần là tiền sảnh - sân thờ và nhà mộ, được ngăn cách bởi các trụ cổng. Quanh mộ là một vòng tường bao tương đối thấp.
Giữa sân trước của mộ có bức bình phong tiền chiếu thư đặt trên bệ đỡ. Bình phong này có thể đã có hoa văn hoặc chữ, nhưng hiện tại thì trống trơn.
Các trụ cột đài sen nằm hai bên lối vào mộ. Cũng như bức bình phong, dấu vết chữ viết hay hoa văn trang trí không còn nữa.
Mộ phần có có cấu trúc dạng lăng song táng, kích thước khá lớn, với thiết kế cầu kỳ.
Các nhà nghiên cứu khẳng định, đây là mộ xây bằng ô dước - tên loại vật liệu bí truyền có sử dụng nhựa cây rừng, cứng hơn đá và rất khó phá vỡ với kỹ thuật thời xưa. Loại mộ này thường chỉ dành cho giới hoàng tộc hoặc những bậc đại công thần từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, hầu hết các lăng mộ cổ đắp bằng ô dước khi khai quật lên đều tìm thấy xác ướp.
Theo truyền tụng của người xưa cùng những chữ Hán trên bia mộ, đây là mộ ông Lâm Tam Lang tự “Nguyên thất” và bà Mai Thị Xã - vợ ông. Ông Lâm là người Quảng Đông di cư sang Việt Nam làm Hoa kiều và mất năm 1795.
Do những thăng trầm của lịch sử, tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp ông Lâm Tam Lang không còn được lưu giữ. Để được xây lăng mộ bề thế ngay trong thành Gia Định, hẳn ông phải là một người có công trạng lớn với triều đình nhà Nguyễn.
Tương truyền, hậu duệ đời thứ tư của ông Lâm Tam Lang là ông Lâm Quang Ky đã làm Phó lãnh binh của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, góp phần không nhỏ trong trận đánh tàu Espérance trên sông Nhật Tảo.
Sát vách tường bao bên phải của khu mộ còn một ngôi mộ nhỏ, theo giai thoại là của một thuộc tướng nhà Nguyễn bị bại trận đã tự sát.