Tiết thanh minh năm 2015 chính xác là ngày nào?

Google News

Tiết Thanh minh 2015 bắt đầu vào ngày 5/4 kéo dài đến 5/5 dương lịch. Theo phong tục, nhiều gia đình tổ chức tảo mộ, làm bánh trôi bánh chay.

Tiết Thanh minh 2015 là ngày nào trong tháng tư
Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa Tiết Thanh minh đã trở thành lễ hội quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt Nam trong và ngoài nước. Thanh minh tuy không phải là cái Tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên.
Tiét thanh minh nam 2015 chinh xac la ngay nao?
 Tiết Thanh minh 2015 sẽ rơi vào ngày 4 - 5/4: là ngày để mọi người nhớ về cội nguồi, tổ tiên. 
Tiết Thanh minh là ngày đầu tiên trong tháng 3 theo lịch Tiết khí, tức lịch Mặt trời: Tháng 1 bắt đầu từ Lập Xuân, tháng 2 khởi từ Kinh Trập, tháng 3 bắt đầu từ Thanh Minh, tháng 4 từ Lập Hạ... Thông thường Thanh minh rơi vào ngày 4 hoặc 5/4 dương lịch tùy từng năm. Tiết Thanh minh năm 2015 sẽ rơi vào ngày 5/4 dương lịch (chủ nhật). Vì Tiết Thanh minh đi theo quy luật vận hành của mặt trời – lịch dương, chứ không theo lịch mặt trăng – lịch âm nên nhiều người nhầm lẫn cho rằng Tiết Thanh minh tính theo âm lịch.
Phong tục truyền thống trong Tiết Thanh minh
Tảo mộ:
Trong Tiết Thanh minh thì tảo mộ chính là phong tục quan trọng nhất theo truyền thống. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ.
Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Việc thăm nom mồ mả tổ tiên cũng là một việc làm thể hiện đạo Hiếu của dân tộc. Nghĩ đến gia tiên tức là nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
Làm bánh trôi - bánh chay:
Ngoài phong tục tảo mộ như trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà của món bánh này. Đây là một cách để con người luôn nhớ về gia đình, cố hương.
Đạp thanh:
Cũng chính là du xuân. Tiết Thanh minh đã bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ, là thời điểm thích hợp để đi dã ngoại, ngắm cảnh.
Theo Thanh Tùng/Gia đình Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)