Tại sao chuột lại đứng đầu 12 con giáp mà không phải rồng?

Google News

Câu hỏi này tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết đáp án. Con chuột tuy nhỏ bé, nhưng lại đứng đầu trước cả rồng, trâu hay hổ...

Không phải ngẫu nhiên mà trong thế giới loài vật xung quanh con người, người ta lại chọn ra 12 con vật, trong đó có 7 loài vật nuôi (trâu, mèo, ngựa, dê, gà, chó, heo), 4 loài hoang dã (cọp, rắn, khỉ,chuột) và 1 con vật huyền thoại là rồng làm biểu tượng đặt tên cho các giờ, các năm.

Có học giả cho rằng, cơ sở để sắp xếp thứ tự các con vật trong 12 con giáp có thể do việc người xưa dùng địa chỉ thay cho 12 giờ (theo lối tính thời gian ngày xưa ở Trung Quốc, một giờ bằng 2 tiếng đồng hồ) có liên quan mật thiết đến quy luật hoạt động của các con vật trong một ngày đêm.

Tai sao chuot lai dung dau 12 con giap ma khong phai rong?

Rất nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho việc tại sao chuột là đứng đầu trong 12 con giáp.

Giờ Tý là lúc 11 giờ đêm cho đến 1 giờ sáng, chuột hoạt động nhộn nhịp nhất vào giờ này, do đó lấy giờ Tý gắn với chuột.

Từ 1 đến 3 giờ sáng là giờ Sửu, là lúc con trâu còn đang nhai lại thức ăn đêm qua. Từ 3 đến 5 giờ sáng là giờ Dần, là lúc con cọp đang tìm thức ăn trong rừng cũng là lúc nó hung tợn nhất.

Từ 5 đến 7 giờ sáng là giờ Mão, là lúc mặt trời chưa lên, ánh trăng còn sáng, thỏ ngọc đang bận rộn sắc thuốc (Trung Quốc dùng con thỏ thay con mèo). Từ 7 đến 9 giờ sáng là giờ Thìn, là lúc đàn rồng đang hô mây gọi gió trong thần thoại.

Từ 9 đến 11 giờ là giờ Tỵ, theo truyền thuyết vào giờ này rắn thu mình trong hang, ít cắn người. Từ 11 đến 1 giờ trưa là giờ Ngọ, lúc này dương khí dâng lên đến cực điểm, ngựa là con vật thuộc tính dương, là lúc thiên mã đang phi giữa không trung.

Từ 1 đến 3 giờ chiều là giờ Mùi, theo truyền thuyết con dê ăn cỏ vào giờ này thì sức sống của cây cỏ càng mạnh. Từ 3 đến 5 giờ chiều là giờ Thân là lúc con khỉ nhảy nhót, vui nhộn nhất. Từ 5 đến 7 giờ chiều là giờ Dậu, là lúc gà bắt đầu về ổ.

Từ 7 đến 9 giờ tối là giờ Tuất, là lúc chó bắt đầu phải giữ nhà để phòng trộm. Từ 9 đến 11 giờ khuya là giờ Hợi, là lúc con heo ngủ ngon nhất. Người xưa căn cứ vào thói quen của 12 con vật trong 12 con giáp để ghi giờ và được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tai sao chuot lai dung dau 12 con giap ma khong phai rong?-Hinh-2

Ông Hồng Tôn, người đời Tống (Trung Quốc) trong “Dương cốc mạn lục” có giải thích: 12 địa chỉ được chia thành âm tính và dương tính. Số lẻ trong cầm tinh là dương, số chẵn là âm. Trong tất cả 12 con vật trong con giáp, những con vật có số ngón chân là số lẻ thuộc dương tính, số ngón chân là số chẵn thuộc âm tính.

Cọp, rồng, khỉ, chó đều có 5 ngón chân, ngựa có 1 ngón đều là dương tính. Trâu, dê, gà, lợn đều có 4 ngón thuộc âm tính, rắn thì không có chân nhưng lưỡi chia thành 2 là số chẵn cũng thuộc âm tính. Riêng chuột thì ngoại lệ, chân trước 4 ngón, chân sau 5 ngón, như vậy nó tiền âm, hậu dương, nằm giữa âm và dương là lúc bắt đầu của một ngày mới.

Đúng với đặc điểm của giờ Tý là nằm giữa lúc âm dương nên chuột đi với giờ Tý. Lấy đặc điểm của động vật mà con người quen thuộc để tính giờ có thể là lý giải hợp lý nhất về nguyên nhân sắp xếp thứ tự của 12 con giáp.

Tai sao chuot lai dung dau 12 con giap ma khong phai rong?-Hinh-3

Tương truyền vào thời xa xưa, Hoàng đế Hiên Viên muốn chọn 12 con vật để trực nhật quản lý thời gian, nên quyết định tổ chức một cuộc chạy thi của các con vật để sắp xếp theo thứ tự thắng thua. Bắt đầu cuộc đua, trâu chạy nhanh nhất còn chuột thì nhảy lên lưng trâu, khi gần đến đích chuột phóng ngay xuống phía trước, thế là chuột đến đích sớm hơn trâu, được xếp thứ nhất, trâu thứ nhì.

Trong tất cả các truyền thuyết, cho dù truyền thuyết nào sinh động hơn thì tính cách chung của chuột vẫn tinh ranh, xảo quyệt, thường dùng mưu để thắng đối thủ mạnh hơn. Nhưng truyền thuyết này xuất phát từ tư tưởng thuần túy dân gian, không thể làm cơ sở giải thích một cách khoa học. Khi sắp xếp 12 con giáp, người xưa cho rằng chuột thông minh nhất, đương nhiên phải xếp ở vị trí hàng đầu.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Theo Thương Hiệu và Pháp Luật

>> xem thêm

Bình luận(0)