Giăng bẫy kẻ bắt trộm gà nhưng lại tóm được "sinh vật lạ"

Google News

Ở các vùng nông thôn thường có khá nhiều chuột. Do đó, để ngăn chuột cắn thức ăn, người ta thường nuôi một con mèo trong nhà, hoặc đặt bẫy chuột, thuốc diệt chuột trong góc nhà.

Tuy nhiên, có những mối nguy hiểm hơn ở ngoài tự nhiên, đặc biệt là những vùng miền núi. Để bảo vệ gia súc, gia cầm, mọi người thường phải sử dụng những “biện pháp mạnh” hơn.

Giang bay ke bat trom ga nhung lai tom duoc

Thời gian gần đây, gà và cừu của ông lão sống ở vùng núi Trung Quốc bị bắt trộm rất nhiều. Nghĩ rằng do động vật hoang dã gây ra, vì vậy ông lão đã đặt khá nhiều bẫy xung quanh nhà để mong bắt được "thủ phạm".

Giang bay ke bat trom ga nhung lai tom duoc

Một buổi sáng sau khi tỉnh giấc, nhìn thấy một chiếc bẫy của mình đã bắt được thứ gì đó, ông liền chạy ra kiểm tra thì hoàn toàn choáng váng. Thứ trong bẫy khác xa với những sinh vật mà ông đã nhìn thấy trước đây. Nó hơi giống một con chuột nhưng to hơn nhiều, trên lưng lại có một bộ “áo giáp” rất chắc khỏe.

Thấy vậy, ông lão chỉ dám đứng nhìn từ xa, không dám lại gần và mời một chuyên gia về sinh vật học ở địa phương tới giúp đỡ. Thật bất ngờ, sau khi chuyên gia về sinh vật học nhìn thấy "kẻ trộm" này liền thay đổi sắc mặt, tỏ ra rất nghiêm túc và bảo đây là một loài động vật "nguy hiểm".

Giang bay ke bat trom ga nhung lai tom duoc

Hóa ra tên thật của "kẻ trộm gà" là Armadillo (thú có mai Tatu), trên lưng nó có vảy, rất cứng, có thể bảo vệ chúng khỏi bị các loài động vật khác ăn thịt nên người dân gọi là “chuột giáp”. Loại sinh vật này chủ yếu tập trung ở lục địa Mỹ, nhưng sau đó, dưới tác động của các hoạt động của con người, thỉnh thoảng chúng có thể được nhìn thấy ở các khu vực khác.

Giang bay ke bat trom ga nhung lai tom duoc

Vậy tại sao tatu là một loài động vật rất "nguy hiểm"? Thành thật mà nói, kích thước của nó không quá lớn và chúng ta vẫn có nhiều cách để đối phó với loài động vật này. Về khả năng tấn công con người cũng không cao như những động vật hoang dã khác, sự nguy hiểm của Armadillo không nằm ở chính nó, mà ở vi khuẩn bệnh phong mà nó có thể mang theo.

Giang bay ke bat trom ga nhung lai tom duoc

Lâu nay các nhà khoa học vẫn cho rằng loại vi khuẩn này chỉ có ở người, phải đến khi bùng phát bệnh phong quy mô lớn ở châu Mỹ cách đây vài năm, mọi người mới nhận ra rằng loài tatu cũng mang vi khuẩn Bacillus leprae. Khi đó, người dân ở đây đã săn bắt Armadillos với số lượng lớn, mặc dù trông không đẹp mắt và có mai rất cứng nhưng thịt rất ngon và là một món đặc sản miền núi tuyệt vời.

Cuối cùng, khi bạn gặp phải một số sinh vật mà bạn chưa từng thấy trước đây, bạn nên báo cáo với chính quyền địa phương kịp thời như ông lão này. Đừng cố thỏa mãn sự tò mò nhất thời, có thể dẫn đến tai họa.

Theo Nguyễn Giang/Bảo Vệ Công Lý

>> xem thêm

Bình luận(0)