Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất của nhà Thanh. Ông hoàng này có thời gian trị vì lâu nhất: 61 năm (từ năm 1661 đến khi qua đời năm 1721). Trong thời gian nắm quyền, hoàng đế Khang Hy thể hiện là bậc quân vương có tài trị quốc, giúp vương triều hưng thịnh như tiến hành cải cách kinh tế, xử lý tham quan, tiêu diệt gian thần Ngao Bái...Không những vậy, hoàng đế Khang Hy còn là người phong lưu có hàng trăm phi tần. Nhờ vậy, ông có tới 35 con trai và 20 con gái. Trong số này, 24 hoàng tử và 8 công chúa sống đến tuổi trưởng thành. Theo đó, ông trở thành một trong những vị vua có nhiều con nhất lịch sử.Giống như nhiều vị vua đời trước, trong những năm cuối đời, hoàng đế Khang Hy chứng kiến các hoàng tử bước vào "cuộc chiến" nhằm trở thành người thừa kế ngai vàng. Trong số này nổi bật là 3 người: trưởng hoàng tử Dận Thì, tứ hoàng tử Dận Chân (người sau này trở thành vua Ung Chính) và bát hoàng tử Dận Tự.Sau khi thái tử Dận Nhưng bị Khang Hy phế truất, hoàng tử Dận Thì cho rằng vua cha sẽ lập con trai trưởng làm thái tử. Do đó, Dận Thì có ý định giết chết Dận Nhưng để ngăn hoàng tử này "trở mình". Biết được điều này, vua Khang Hi tức giận nên tước bỏ hết danh hiệu của Dận Thì và cho giam lỏng người con này trong phủ.Theo đó, cuộc tranh đoạt ngai vàng ngày càng khốc liệt. Hoàng tử Dận Tự được nhiều đại thần ủng hộ cũng như được các em là: cửu hoàng tử, thập hoàng tử và thập tứ hoàng tử đứng về phe mình. Tuy nhiên, Dận Tự không được vua cha tin tưởng vì được một thầy bói xem quẻ nói rằng hoàng tử này sẽ có mưu đồ làm phản.Trong khi đó, hoàng tử Dận Chân được em trai là thập tam hoàng tử ủng hộ. Do che giấu cẩn thận tham vọng lên ngai vàng nên cho đến khi qua đời, vua Khang Hy vẫn không biết người con trai này có ý định giành ngôi báu.Dận Chân được hai đại thần là Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa hết lòng ủng hộ. Trong đó, Long Khoa Đa là em vợ của hoàng đế Khang Hy nên giữ chức Cửu môn đề đốc. Những năm cuối đời, vua Khang Hy rất tin tưởng em vợ.Thậm chí, trong những ngày cuối đời của vua Khang Hy, Long Khoa Đa là vị quan duy nhất được ra vào nơi ở của hoàng đế. Nhờ mối quan hệ thân thiết với Long Khoa Đa nên hoàng tử Dận Chân biết được tình hình sức khỏe của vua cha và từ đó lên kế hoạch cho việc giành ngôi.Một số sử gia cho rằng, Long Khoa Đa đã sửa di chiếu của vua Khang Hy khi thay cụm từ “truyền ngôi cho thập tứ hoàng tử” thành "tứ hoàng tử". Nhờ sự ủng hộ to lớn này, Dận Chân thuận lợi lên ngai vàng sau khi vua cha băng hà.Sau khi lên ngôi, hoàng đế Ung Chính trọng dụng Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa. Đồng thời, tân vương này "xử lý" những người anh em còn lại bằng cách giam lỏng, thậm chí là ban án tử. Duy chỉ có thập tam hoàng tử Doãn Tường là được Ung Chính đối xử tốt nhất vì đã cùng "đồng cam cộng khổ" suốt nhiều năm.Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.
Vua Khang Hy là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất của nhà Thanh. Ông hoàng này có thời gian trị vì lâu nhất: 61 năm (từ năm 1661 đến khi qua đời năm 1721). Trong thời gian nắm quyền, hoàng đế Khang Hy thể hiện là bậc quân vương có tài trị quốc, giúp vương triều hưng thịnh như tiến hành cải cách kinh tế, xử lý tham quan, tiêu diệt gian thần Ngao Bái...
Không những vậy, hoàng đế Khang Hy còn là người phong lưu có hàng trăm phi tần. Nhờ vậy, ông có tới 35 con trai và 20 con gái. Trong số này, 24 hoàng tử và 8 công chúa sống đến tuổi trưởng thành. Theo đó, ông trở thành một trong những vị vua có nhiều con nhất lịch sử.
Giống như nhiều vị vua đời trước, trong những năm cuối đời, hoàng đế Khang Hy chứng kiến các hoàng tử bước vào "cuộc chiến" nhằm trở thành người thừa kế ngai vàng. Trong số này nổi bật là 3 người: trưởng hoàng tử Dận Thì, tứ hoàng tử Dận Chân (người sau này trở thành vua Ung Chính) và bát hoàng tử Dận Tự.
Sau khi thái tử Dận Nhưng bị Khang Hy phế truất, hoàng tử Dận Thì cho rằng vua cha sẽ lập con trai trưởng làm thái tử. Do đó, Dận Thì có ý định giết chết Dận Nhưng để ngăn hoàng tử này "trở mình". Biết được điều này, vua Khang Hi tức giận nên tước bỏ hết danh hiệu của Dận Thì và cho giam lỏng người con này trong phủ.
Theo đó, cuộc tranh đoạt ngai vàng ngày càng khốc liệt. Hoàng tử Dận Tự được nhiều đại thần ủng hộ cũng như được các em là: cửu hoàng tử, thập hoàng tử và thập tứ hoàng tử đứng về phe mình. Tuy nhiên, Dận Tự không được vua cha tin tưởng vì được một thầy bói xem quẻ nói rằng hoàng tử này sẽ có mưu đồ làm phản.
Trong khi đó, hoàng tử Dận Chân được em trai là thập tam hoàng tử ủng hộ. Do che giấu cẩn thận tham vọng lên ngai vàng nên cho đến khi qua đời, vua Khang Hy vẫn không biết người con trai này có ý định giành ngôi báu.
Dận Chân được hai đại thần là Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa hết lòng ủng hộ. Trong đó, Long Khoa Đa là em vợ của hoàng đế Khang Hy nên giữ chức Cửu môn đề đốc. Những năm cuối đời, vua Khang Hy rất tin tưởng em vợ.
Thậm chí, trong những ngày cuối đời của vua Khang Hy, Long Khoa Đa là vị quan duy nhất được ra vào nơi ở của hoàng đế. Nhờ mối quan hệ thân thiết với Long Khoa Đa nên hoàng tử Dận Chân biết được tình hình sức khỏe của vua cha và từ đó lên kế hoạch cho việc giành ngôi.
Một số sử gia cho rằng, Long Khoa Đa đã sửa di chiếu của vua Khang Hy khi thay cụm từ “truyền ngôi cho thập tứ hoàng tử” thành "tứ hoàng tử". Nhờ sự ủng hộ to lớn này, Dận Chân thuận lợi lên ngai vàng sau khi vua cha băng hà.
Sau khi lên ngôi, hoàng đế Ung Chính trọng dụng Niên Canh Nghiêu và Long Khoa Đa. Đồng thời, tân vương này "xử lý" những người anh em còn lại bằng cách giam lỏng, thậm chí là ban án tử. Duy chỉ có thập tam hoàng tử Doãn Tường là được Ung Chính đối xử tốt nhất vì đã cùng "đồng cam cộng khổ" suốt nhiều năm.
Mời độc giả xem video: Kinh hoàng bão cát khổng lồ tại Trung Quốc. Nguồn: THĐT1.