40 năm mơ 1 giấc mơ, người phụ nữ phát hiện sự thật kinh hoàng

Google News

Sharon Parret (47 tuổi, người Ireland) liên tục mơ về một giấc mộng suốt 40 năm qua. Sự ám ảnh này khiến cô không khỏi nghĩ rằng mình chính là một kẻ sát nhân ở kiếp trước.

40 nam mo 1 giac mo, nguoi phu nu phat hien su that kinh hoang
“Từ thời niên thiếu, tôi đã bắt đầu có những giấc mơ rất lạ. Tôi nhận thấy xúc cảm rõ rệt lắm, không thể tả thành lời. Trong mơ, tôi nhìn vào gương nhưng hình ảnh phản chiếu lại là diện mạo của một người khác –một người đàn ông da đen dữ dằn. Lần nào cũng vậy. Tôi sợ đến toát mồ hôi mà không tài nào lý giải nổi”– Bà mẹ 2 con cho biết.
“Cũng trong giấc mộng ấy, tôi thấy một người phụ nữ khác đang đứng ở trên gác, dõi ánh nhìn vừa lo lắng, sợ hãi và buồn khổ về phía tôi. Phía góc nhà, hai đứa con của cô ta cũng đang trốn chạy khỏi tôi. Dường như tôi là nguồn nguy hiểm cực độ đối với họ”.
Hàng chục năm trôi qua, Sharon vẫn chỉ mơ đi mơ lại một khung cảnh như vậy. Tới nỗi cô có thể diễn tả lại chính xác từng cử chỉ, nét mặt, dáng hình của người đàn ông bí ẩn. Sharon từng nhờ chồng vẽ phác họa lại giấc mơ của mình và tin rằng, người đàn ông kia chắc hẳn đã làm những việc rất xấu xa.
40 nam mo 1 giac mo, nguoi phu nu phat hien su that kinh hoang-Hinh-2
 Người đàn ông da đen(tức Sharon )mặc một chiếc áo trenchcoat.
“Tôi không biết gì nhiều về người đàn ông này, ngoài việc ông ta sống vào những năm 1920, tới từ New Orleans. Lạy Chúa, tôi chẳng có chút liên hệ gì với vùng đất đó cả”, Sharon than thở.
Tuy nhiên, có một điều mà Sharon luôn tin đó là người đàn ông nọ chắc chắn đã phạm phải tội sát nhân, và việc Sharon luôn mơ thấy hình bóng kì lạ này là bởi ông ta chính là ‘nhân dạng tiền kiếp’ mà cô phải gánh chịu.
Không những vậy, Sharon còn có những mối liên hệ kì quặc với người lạ. Trong một lần tới Thổ Nhĩ Kỳ, cô từng nhận được ánh mắt quen thuộc từ một người đàn ông lạ mặt. Dường như giữa cả hai đã có quen biết từ trước dù chưa hề gặp mặt.
40 nam mo 1 giac mo, nguoi phu nu phat hien su that kinh hoang-Hinh-3
 Người phụ nữ này đã phải chịu đựng một giấc mơ trong suốt 40 năm qua.
“Chưa từng đến Ấn Độ nhưng tôi cứ có cảm giác trong mình là một người Ấn Độ khác. Ngay cả gia đình cũng nhận thấy bản thân tôi toát lên chất người Ấn Độ. Vậy ra, có lẽ kiếp trước tôi từng là người Ấn?”
Hiện giờ, Sharon vẫn không làm cách nào để giải thoát mình khỏi giấc mơ kia. Phải chăng nhữngcâu chuyện về kiếp trước – kiếp sau, về sự tồn tại sau cái chết mà các triết gia nổi tiếng từng đề cập đều có cơ sở là sự thật?
Đầu thai chuyển kiếp xuất hiện trong một số đạo và truyền thống tâm linh, nhưng khoa học hiện đại chưa thể chứng minh. Jim Tucker, giáo sư tâm thần học và khoa học thần kinh ở đại học Virginia, đã thử kiểm chứng lý thuyết này. Ông bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1990 và suốt nhiều chục năm, các nhà khoa học ở đại học Virginia đã nghiên cứu hơn 2.500 trường hợp trẻ em có hồi ức về kiếp trước. Họ cố xác định những điều các em nói có chính xác hay không, phù hợp với cuộc sống của kiếp trước mà các em nói tới hay không.
Một trong những trường hợp điển hình là James Leininger. Cậu bé 4 tuổi sống cùng bố mẹ ở Louisiana. Từ nhỏ James đã thích máy bay và năm lên hai, cậu bé bắt đầu mơ thấy ác mộng về một vụ rơi máy bay. Giấc mộng lặp đi lặp lại khoảng 4,5 lần một tuần. Cuối cùng, James nói rằng mình chính là phi công. Bố cậu bé hỏi tên máy bay, James trả lời là Natoma, máy bay bị quân Nhật bắn hạ. James chết ở Iwo Jima, bay cùng còn có một đồng đội là Jack Larsen.
Thực tế, tàu sân bay Mỹ USS Natoma Bay từng đóng quân ở Thái Bình Dương trong Thế Chiến II và từng mất một phi công ở đó là James Huston. Máy bay của Huston rơi đúng theo cách cậu bé James kể lại, nó phát nổ, rơi xuống nước và nhanh chóng chìm xuống. Khi điều đó xảy ra, phi cơ đang bay cạnh Huston do Jack Larsen điều khiển.
Giáo sư Tucker cho rằng khi đó James mới hai tuổi, còn quá nhỏ, không thể nhớ chi tiết và bịa chuyện. Những người cố giải thích hiện tượng này sẽ không thể hiểu nổi nếu suy nghĩ theo lối chủ nghĩa duy vật. Tucker nhận định ý thức là một thực thể riêng biệt với thực tế vật lý. Một số nhà khoa học hàng đầu như Max Planck, cha đẻ của lý thuyết lượng tử, từng nói ý thức là nền tảng và vấn đề bắt nguồn từ đó.
Vì vậy, trong những trường hợp của người nhớ lại kiếp trước, ý thức không nhất thiết phụ thuộc vào bộ não vật lý để tồn tại, nó vẫn tiếp tục tồn tại sau khi bộ não vật lý đã chết, cơ thể đã chết. Nó tồn tại mà không cần gắn kết với một cơ thể sống. Bộ não con người chỉ là ống dẫn của ý thức. Khi gắn kết với một bộ não mới, cơ thể mới, nó xuất hiện như một ký ức của tiền kiếp.
Theo PV/Tạp chí Văn hiến

>> xem thêm

Bình luận(0)