Connodont (những động vật có nọc độc đầu tiên trên thế giới). Loài Connodont giống như những con lươn, nhưng có xương sống, là động vật biển không có quai hàm sống cách đây khoảng 500 triệu năm trước khi bị tuyệt chủng khoảng 200 triệu năm trước. Loài này có các rãnh răng giống nhau được sử dụng để phóng nọc độc, loại độc có tên là tetrodotoxin mà hiện chưa có thuốc giải. Chất độc tetrodotoxin cũng thuộc sở hữu của các loài động vật không xương sống ở biển như cá nóc, cá trăng, bạch tuộc, những con cá sa giông, cá nóc nhím, và những con cá Trigger. Khủng long có nọc độc Sinornithosaurus. Loài khủng long này có kích thước bằng con gà tây, có lông phủ kín, sinh sống ở các cánh rừng phía Đông Bắc Trung Quốc cách đây 125 triệu năm. Sinornithosaurus có những đặc điểm tương tự loài rắn ngày nay, như có răng nanh ở phía sau, một tuyến nọc được tích trữ trong túi độc. Ngày nay, chỉ duy nhất rồng Komodo có nọc độc xuất phát từ hệ thống phát tán nọc độc giống loài khủng long Sinornithosaurus. Nọc độc sứa hộp. Loài này có màng bọc có ngòi được gọi là những tế bào trâm, có tính độc cao và thậm chí có thể gây tử vong. Cá trê độc. Khoảng một nửa trong số hơn 3.000 loài cá trê được cho là độc, nhưng nọc độc tương đối nhẹ và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, kích thước càng lớn, cá trê càng độc. Nọc độc của rắn đuôi chuông. Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Nọc độc của nó làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi, sau đó khiến tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn. Nọc độc của rắn hổ mang và con ong vò vẽ. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, và con rắn này hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn. Ong vò vẽ cái có kim đốt gắn với túi nọc độc. Khi đốt, nó sẽ tiêm nọc độc vào cơ thể người, ngoài ra nó còn dùng chân và hàm giữ chặt con mồi, tạo nên vết lở trên da. Ong vò vẽ nguy hiểm hơn các loài ong khác vì khi đốt người, kim của chúng có thể rút ra và tiếp tục đốt nhiều lần sau đó.
Connodont (những động vật có nọc độc đầu tiên trên thế giới). Loài Connodont giống như những con lươn, nhưng có xương sống, là động vật biển không có quai hàm sống cách đây khoảng 500 triệu năm trước khi bị tuyệt chủng khoảng 200 triệu năm trước. Loài này có các rãnh răng giống nhau được sử dụng để phóng nọc độc, loại độc có tên là tetrodotoxin mà hiện chưa có thuốc giải.
Chất độc tetrodotoxin cũng thuộc sở hữu của các loài động vật không xương sống ở biển như cá nóc, cá trăng, bạch tuộc, những con cá sa giông, cá nóc nhím, và những con cá Trigger.
Khủng long có nọc độc Sinornithosaurus. Loài khủng long này có kích thước bằng con gà tây, có lông phủ kín, sinh sống ở các cánh rừng phía Đông Bắc Trung Quốc cách đây 125 triệu năm. Sinornithosaurus có những đặc điểm tương tự loài rắn ngày nay, như có răng nanh ở phía sau, một tuyến nọc được tích trữ trong túi độc.
Ngày nay, chỉ duy nhất rồng Komodo có nọc độc xuất phát từ hệ thống phát tán nọc độc giống loài khủng long Sinornithosaurus.
Nọc độc sứa hộp. Loài này có màng bọc có ngòi được gọi là những tế bào trâm, có tính độc cao và thậm chí có thể gây tử vong.
Cá trê độc. Khoảng một nửa trong số hơn 3.000 loài cá trê được cho là độc, nhưng nọc độc tương đối nhẹ và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, kích thước càng lớn, cá trê càng độc.
Nọc độc của rắn đuôi chuông. Hầu hết những con rắn đuôi chuông đều rất độc. Nọc độc của nó làm tê liệt hệ thần kinh của các con mồi, sau đó khiến tim của nạn nhân ngừng đập chỉ một vài phút sau khi bị cắn.
Nọc độc của rắn hổ mang và con ong vò vẽ. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, và con rắn này hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn. Ong vò vẽ cái có kim đốt gắn với túi nọc độc. Khi đốt, nó sẽ tiêm nọc độc vào cơ thể người, ngoài ra nó còn dùng chân và hàm giữ chặt con mồi, tạo nên vết lở trên da. Ong vò vẽ nguy hiểm hơn các loài ong khác vì khi đốt người, kim của chúng có thể rút ra và tiếp tục đốt nhiều lần sau đó.