Nạn săn bắn tê giác lấy sừng rộ lên từ năm 2002-2007. Đến năm 2013, vấn nạn này dường như vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ Nam Phi với tổng số lượng tê giác bị giết hại dã man lên tới 1.004 con. Việc săn bắn này được triển khai trên quy mô lớn với nhiều loại phương tiện hỗ trợ như trực thăng, thuốc gây mê, súng cao su, thiết bị giảm thanh,... Hầu hết sừng tê giác được xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam và được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Một số người còn tin rằng sừng tê giác có thể chữa được ung thư. 90% tê giác sinh sống tại Nam Phi nên đây được coi là “thiên đường” đối với những kẻ săn bắn trộm. Một con tê giác bị gây mê hoàn toàn và chuẩn bị được vận chuyển đến KwaZulu-Natal, Nam Phi. Máu me đầm đìa trên mặt con tê giác trắng sau khi bị cưa mất sừng một cách dã man. Một nhóm các nhà động vật học đang nỗ lực cứu chữa cho một chú tê giác bị cắt sừng một cách độc ác. Vết thương đã lành lại nhưng dường như trong mắt chú tê giác này vẫn ẩn chứa sự sợ hãi không cách gì xóa bỏ được. Đôi khi, người ta phải chủ động cắt bỏ sừng tê giác để đảm bảo an toàn cho chúng khỏi tay những kẻ đi săn. Tuy nhiên, dù giữ được tính mạng nhưng mất đi chiếc sừng, chúng không còn thực sự hoàn chỉnh nữa.
Nạn săn bắn tê giác lấy sừng rộ lên từ năm 2002-2007. Đến năm 2013, vấn nạn này dường như vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ Nam Phi với tổng số lượng tê giác bị giết hại dã man lên tới 1.004 con.
Việc săn bắn này được triển khai trên quy mô lớn với nhiều loại phương tiện hỗ trợ như trực thăng, thuốc gây mê, súng cao su, thiết bị giảm thanh,...
Hầu hết sừng tê giác được xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam và được sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Một số người còn tin rằng sừng tê giác có thể chữa được ung thư.
90% tê giác sinh sống tại Nam Phi nên đây được coi là “thiên đường” đối với những kẻ săn bắn trộm.
Một con tê giác bị gây mê hoàn toàn và chuẩn bị được vận chuyển đến KwaZulu-Natal, Nam Phi.
Máu me đầm đìa trên mặt con tê giác trắng sau khi bị cưa mất sừng một cách dã man.
Một nhóm các nhà động vật học đang nỗ lực cứu chữa cho một chú tê giác bị cắt sừng một cách độc ác.
Vết thương đã lành lại nhưng dường như trong mắt chú tê giác này vẫn ẩn chứa sự sợ hãi không cách gì xóa bỏ được.
Đôi khi, người ta phải chủ động cắt bỏ sừng tê giác để đảm bảo an toàn cho chúng khỏi tay những kẻ đi săn.
Tuy nhiên, dù giữ được tính mạng nhưng mất đi chiếc sừng, chúng không còn thực sự hoàn chỉnh nữa.