Nhiều trường hợp phát hiện ra "rắn 4 chân" tại các địa phương khác nhau đã được báo chí phản ánh trong năm 2012. Các nhà khoa học đã vào cuộc và khẳng định đây chỉ là một loài thằn lằn khá phổ biến ở Đông Nam Á, có tên là thằn lằn chân ngắn.
Vào tháng 5/2012, một sinh vật trông giống "rồng thời Lý" được ghi nhận ở bờ biển Quảng Ninh. Rốt cục thì đây chỉ là một loài rết biển bình thường.
Từ giữa năm 2012, nhiều địa phương ở Việt Nam đã bị một loài côn trùng lạ tấn công. Những con côn trùng này trông giống kiến, chia nhiều khoang đỏ, đen, đầu hơi dài, có khả năng gây ngứa dữ dội cho người bị chúng đốt. Chúng đã được xác định là kiến ba khoang, loài côn trùng có nọc độc mạnh hơn cả rắn hổ mang.
Tháng 10/2012, tỉnh Quảng Trị rộ lên tin đồn "sinh vật lạ" xuất hiện trong thịt lợn nấu chín. Cơ quan chức năng đã vào cuộc và khẳng định đó là những con dòi. Tháng 12/2012, tại tỉnh Quảng Bình xuất hiện một loài "sinh vật lạ" trông giống giun bò khắp nhà. Những con vật "chém không chết" này sau đó được xác định là một loại sinh vật thuộc ngành giun dẹp (Platyhelminthes), lớp sán lông (Turbellaria), không có khả năng gây hại cho con người.
Từ một bức ảnh do một
thanh niên ở xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa "vô tình" chụp được một
vật thể bay lạ, tin đồn về "người ngoài hành tinh" xuất hiện đã làn
truyền như một cơn sóng trên mạng internet Việt Nam. Cuối cùng thì cộng
đồng mạng đã chứng minh đây chỉ là một trò bịp bằng phần mềm máy tính.
Đầu năm 2013, dư luận Phú Yên xôn xao vì thông tin "sinh vật lạ" xuất hiện lúc nhúc trong một bộ quần áo của người dân mới mua. Điều lạ lùng là khi bị đổ thuốc trừ sâu vào chúng vẫn không chết. Tau khi tìm hiểu, các nhà khoa học đã nhận ra đây chỉ là ấu trùng của 2 loài ruồi thuộc nhóm ruồi giả ong.
Cuối tháng 1/2013, đến lượt Đà Lạt xuất hiện một "sinh vật lạ" giống con đỉa nhưng có chân, có thể bò hoặc bơi trong nước, xát muối không chết. Cơ quan chức năng đã vào cuộc để xác định loài “sinh vật lạ” này là gì.
Nhiều trường hợp phát hiện ra "rắn 4 chân" tại các địa phương khác nhau đã được báo chí phản ánh trong năm 2012. Các nhà khoa học đã vào cuộc và khẳng định đây chỉ là một loài thằn lằn khá phổ biến ở Đông Nam Á, có tên là thằn lằn chân ngắn.
Vào tháng 5/2012, một sinh vật trông giống "rồng thời Lý" được ghi nhận ở bờ biển Quảng Ninh. Rốt cục thì đây chỉ là một loài rết biển bình thường.
Từ giữa năm 2012, nhiều địa phương ở Việt Nam đã bị một loài côn trùng lạ tấn công. Những con côn trùng này trông giống kiến, chia nhiều khoang đỏ, đen, đầu hơi dài, có khả năng gây ngứa dữ dội cho người bị chúng đốt. Chúng đã được xác định là kiến ba khoang, loài côn trùng có nọc độc mạnh hơn cả rắn hổ mang.
Tháng 10/2012, tỉnh Quảng Trị rộ lên tin đồn "sinh vật lạ" xuất hiện trong thịt lợn nấu chín. Cơ quan chức năng đã vào cuộc và khẳng định đó là những con dòi.
Tháng 12/2012, tại tỉnh Quảng Bình xuất hiện một loài "sinh vật lạ" trông giống giun bò khắp nhà. Những con vật "chém không chết" này sau đó được xác định là một loại sinh vật thuộc ngành giun dẹp (Platyhelminthes), lớp sán lông (Turbellaria), không có khả năng gây hại cho con người.
Từ một bức ảnh do một
thanh niên ở xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa "vô tình" chụp được một
vật thể bay lạ, tin đồn về "người ngoài hành tinh" xuất hiện đã làn
truyền như một cơn sóng trên mạng internet Việt Nam. Cuối cùng thì cộng
đồng mạng đã chứng minh đây chỉ là một trò bịp bằng phần mềm máy tính.
Đầu năm 2013, dư luận Phú Yên xôn xao vì thông tin "sinh vật lạ" xuất hiện lúc nhúc trong một bộ quần áo của người dân mới mua. Điều lạ lùng là khi bị đổ thuốc trừ sâu vào chúng vẫn không chết. Tau khi tìm hiểu, các nhà khoa học đã nhận ra đây chỉ là ấu trùng của 2 loài ruồi thuộc nhóm ruồi giả ong.
Cuối tháng 1/2013, đến lượt Đà Lạt xuất hiện một "sinh vật lạ" giống con đỉa nhưng có chân, có thể bò hoặc bơi trong nước, xát muối không chết. Cơ quan chức năng đã vào cuộc để xác định loài “sinh vật lạ” này là gì.