Chiếc thuyền này có tên gọi là SeaOrbiter, là một phòng thí nghiệm nổi được thiết lập để đóng quân ở giữa đại dương. Dự án có mức chi phí 52.7 triệu USD (khoảng 1,12 nghìn tỷ VND) và có sự hỗ trợ của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu bởi vì SeaOrbiter có thiết kế gần như các tàu không gian Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp, Jacques Rougerie và dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 5/2014. Kiến trúc sư Rougerie đã phát triển khái niệm của phòng thí nghiệm đại dương khoảng 12 năm trước đây. Con tàu này cao 170 feet (khoảng 52m), 2/3 chiều cao của tàu sẽ chìm dưới nước, phần còn lại nổi hướng tầm nhìn ra biển. Nó cũng có thể hạ sâu xuống đáy biển 6000m. Siêu thuyền được sử dụng để các nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu môi trường hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, sinh vật phù du và lượng cá ở dưới đáy đại dương. SeaOrbiter được thiết kế nặng 1000 tấn, và sẽ sử dụng năng lượng gió, sóng, năng lượng mặt trời để hoạt động. SeaOrbiter là con tàu duy nhất trên thế giới cho phép làm nhiệm vụ thăm dò đáy đại dương suốt 24 giờ. Sơ đồ này là chi tiết các tính năng khác nhau của tàu SeaOrbiter. Nó có một thang lên xuống cho các thợ lặn ở phía bên tay trái. Giường ngủ cho phi hành đoàn cũng như các cabin VIP và phòng thuyền trưởng ở phía bên tay phải.
Chiếc thuyền này có tên gọi là SeaOrbiter, là một phòng thí nghiệm nổi được thiết lập để đóng quân ở giữa đại dương. Dự án có mức chi phí 52.7 triệu USD (khoảng 1,12 nghìn tỷ VND) và có sự hỗ trợ của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu bởi vì SeaOrbiter có thiết kế gần như các tàu không gian
Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp, Jacques Rougerie và dự kiến sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 5/2014. Kiến trúc sư Rougerie đã phát triển khái niệm của phòng thí nghiệm đại dương khoảng 12 năm trước đây.
Con tàu này cao 170 feet (khoảng 52m), 2/3 chiều cao của tàu sẽ chìm dưới nước, phần còn lại nổi hướng tầm nhìn ra biển. Nó cũng có thể hạ sâu xuống đáy biển 6000m.
Siêu thuyền được sử dụng để các nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu môi trường hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, sinh vật phù du và lượng cá ở dưới đáy đại dương.
SeaOrbiter được thiết kế nặng 1000 tấn, và sẽ sử dụng năng lượng gió, sóng, năng lượng mặt trời để hoạt động.
SeaOrbiter là con tàu duy nhất trên thế giới cho phép làm nhiệm vụ thăm dò đáy đại dương suốt 24 giờ. Sơ đồ này là chi tiết các tính năng khác nhau của tàu SeaOrbiter. Nó có một thang lên xuống cho các thợ lặn ở phía bên tay trái. Giường ngủ cho phi hành đoàn cũng như các cabin VIP và phòng thuyền trưởng ở phía bên tay phải.