Giống như hầu hết các sinh vật, loài rắn biển cũng cần trữ nước cho cơ thể, nhưng vì sống trong môi trường nước biển là chủ yếu, nên một câu hỏi thực tế được đặt ra là rắn biển khi khát sẽ uống nước ở đâu? Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida ở Gainesville, rắn biển thường tìm những khu vực mưa nhiều, nước ngọt đọng thành vũng trên bề mặt biển để uống nước. Rắn biển có lợi thế là chúng không cần phải uống nước thường xuyên, chúng có thể tồn tại sáu hoặc bảy tháng mà không cần uống. Sinh vật được đem nghiên cứu là những con rắn biển có bụng màu vàng, là loài rắn có nọc độc, đồng thời là loài bò sát phân bố rộng rãi nhất trên thế giới. Những con rắn đem nghiên cứu chỉ sống ở biển, thường cách xa đất liền. Hầu hết các loài rắn này không bao giờ rời khỏi đại dương. Giống như tất cả các loài rắn và động vật biển có vú, rắn biển cũng phải hít thở không khí để sống ngay cả khi nó đã dành toàn bộ cuộc sống trên biển. Khi có một trận mưa bão to, có rất nhiều nước ngọt rơi trên bề mặt đại dương. Nước ngọt nhẹ hơn nước biển nên nó có xu hướng nổi, và đó chính là lúc để rắn biển khát nước lao lên uống. Tùy vào thời gian mưa, lượng mưa, gió và các điều kiện khác, bề mặt nước ngọt trên đại dương có thể dày và kéo dài tới vài ngày. Một số loài rắn có thể phát hiện áp suất khí quyển hay khi một cơn bão đang đến gần hoặc sắp mưa. Rắn mất nước trong cơ thể từ từ trong nước biển, nhưng có thể giữ lại một số lượng lớn nước ngọt trong cơ thể một thời gian dài bởi da của chúng không thấm nước biển. Cơ thể một con rắn có chứa tới 80 phần trăm nước, trong khi hầu hết các loài động vật, kể cả con người, chỉ có khoảng 60 phần trăm.
Giống như hầu hết các sinh vật, loài rắn biển cũng cần trữ nước cho cơ thể, nhưng vì sống trong môi trường nước biển là chủ yếu, nên một câu hỏi thực tế được đặt ra là rắn biển khi khát sẽ uống nước ở đâu?
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida ở Gainesville, rắn biển thường tìm những khu vực mưa nhiều, nước ngọt đọng thành vũng trên bề mặt biển để uống nước.
Rắn biển có lợi thế là chúng không cần phải uống nước thường xuyên, chúng có thể tồn tại sáu hoặc bảy tháng mà không cần uống.
Sinh vật được đem nghiên cứu là những con rắn biển có bụng màu vàng, là loài rắn có nọc độc, đồng thời là loài bò sát phân bố rộng rãi nhất trên thế giới.
Những con rắn đem nghiên cứu chỉ sống ở biển, thường cách xa đất liền. Hầu hết các loài rắn này không bao giờ rời khỏi đại dương. Giống như tất cả các loài rắn và động vật biển có vú, rắn biển cũng phải hít thở không khí để sống ngay cả khi nó đã dành toàn bộ cuộc sống trên biển.
Khi có một trận mưa bão to, có rất nhiều nước ngọt rơi trên bề mặt đại dương. Nước ngọt nhẹ hơn nước biển nên nó có xu hướng nổi, và đó chính là lúc để rắn biển khát nước lao lên uống.
Tùy vào thời gian mưa, lượng mưa, gió và các điều kiện khác, bề mặt nước ngọt trên đại dương có thể dày và kéo dài tới vài ngày. Một số loài rắn có thể phát hiện áp suất khí quyển hay khi một cơn bão đang đến gần hoặc sắp mưa.
Rắn mất nước trong cơ thể từ từ trong nước biển, nhưng có thể giữ lại một số lượng lớn nước ngọt trong cơ thể một thời gian dài bởi da của chúng không thấm nước biển. Cơ thể một con rắn có chứa tới 80 phần trăm nước, trong khi hầu hết các loài động vật, kể cả con người, chỉ có khoảng 60 phần trăm.