Năm 1927, Chicago tràn ngập những người săn lùng chim ưng vì nghĩ rằng chúng đã tấn công bồ câu – loài chim được cả thành phố yêu mến. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện bịa cho vui của một phóng viên Tạp chí Chicago. Đại học Cornell từng phát hiện ra những dấu vết được nghi ngờ là dấu chân của một con tê giác trong khuôn viên trường. Khi một nhà động vật học được gọi đến để xem xét thì mới phát hiện ra đó là những dấu tròn làm bằng pho mát. Trước đây, một số vùng ở khu vực Mỹ Latin khá nổi tiếng với “chiêu” nuôi chuột hoặc chồn rồi “giả trang” thành những chó xù đồ chơi vô cùng đáng yêu để lừa tiền du khách. Tháng 08/2013, Đan Mạch rộ lên tin đồn loài cá pacu chuyên cắn đứt tinh hoàn đã xâm nhập vào nước. Mặc dù các nhà khoa học khẳng định chúng chỉ ăn trái cây nhưng họ vẫn chưa hiểu được tại sao lại có tin đồn kỳ quái trên. Để cứu vãn quán café đang trên đà phá sản tại New York, bà chủ quán đã mua một bình cá vàng, đổ đầy nước và dán nhãn “Cá vô hình của Nam Mỹ” phía ngoài. Chẳng bao lâu, quán trở nên đông khách tới nỗi cảnh sát phải can thiệp để giải tán đám đông. Một nhóm sinh viên MIT đã thành lập một trang web có tên Bonsai Kitty – chuyên nuôi mèo trong các chai lọ với hy vọng chúng sẽ có hình dáng như vật chứa nó. Năm 2000, khi trang web ra mắt, cả FIB cũng được huy động để điều tra vụ việc. Năm 2010, email gửi đến cho báo San Francisco Chronicle nói rằng: một con cái voi lưng gù đã được các nhà bảo vệ môi trường địa phương giải thoát khỏi lưới đánh cá. Sau đó, con cá voi bơi vòng xung quanh, đẩy nhẹ vào từng thành viên trong đội cứu hộ để cảm ơn.Thậm chí, email còn có ảnh con cá voi đưa vây ra như thể muốn bắt tay cảm ơn người cứu nó. Cả câu chuyện và bức ảnh đều là thật, tuy nhiên, chúng không liên quan gì với nhau vì hai sự kiện này xảy ra cách nhau tới 5 năm. Năm 1994, Usenet đăng tải câu chuyện về một chú lùn biểu diễn lộn vòng trong rạp xiếc nhưng thay vì tiếp đất, chú lùn rơi thẳng vào miệng một con hà mã đang há và con hà mã lập tức nuốt xuống như một phản xạ.Dù chỉ là một trò đùa nhưng tin tức này lại được đăng trên các mặt báo từ Manchester Evening News của Anh đến Sydney Daily Telegraph của Úc và Pattaya Mail của Thái Lan. Năm 2007, tờ Guardian đăng tin Paris Hilton dùng uy tín của mình để lên tiếng “nhấn mạnh vấn đề voi say xỉn tại đông bắc Ấn Độ”. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện đều là giả mạo. Tháng 03/2013, tờ Business Insider và nhiều báo điện tử khác đều đưa tin ba chú cá voi trong chương trình huấn luyện quân đội của Ukraina đã trốn thoát ra Biển Đen để giao phối với bạn tình.Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ukraine đã nhanh chóng phủ nhận thông tin và tuyên bố họ không hề có chương trình huấn luyện cá heo mang dao và súng để tấn công đối thủ.
Năm 1927, Chicago tràn ngập những người săn lùng chim ưng vì nghĩ rằng chúng đã tấn công bồ câu – loài chim được cả thành phố yêu mến. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện bịa cho vui của một phóng viên Tạp chí Chicago.
Đại học Cornell từng phát hiện ra những dấu vết được nghi ngờ là dấu chân của một con tê giác trong khuôn viên trường. Khi một nhà động vật học được gọi đến để xem xét thì mới phát hiện ra đó là những dấu tròn làm bằng pho mát.
Trước đây, một số vùng ở khu vực Mỹ Latin khá nổi tiếng với “chiêu” nuôi chuột hoặc chồn rồi “giả trang” thành những chó xù đồ chơi vô cùng đáng yêu để lừa tiền du khách.
Tháng 08/2013, Đan Mạch rộ lên tin đồn loài cá pacu chuyên cắn đứt tinh hoàn đã xâm nhập vào nước. Mặc dù các nhà khoa học khẳng định chúng chỉ ăn trái cây nhưng họ vẫn chưa hiểu được tại sao lại có tin đồn kỳ quái trên.
Để cứu vãn quán café đang trên đà phá sản tại New York, bà chủ quán đã mua một bình cá vàng, đổ đầy nước và dán nhãn “Cá vô hình của Nam Mỹ” phía ngoài. Chẳng bao lâu, quán trở nên đông khách tới nỗi cảnh sát phải can thiệp để giải tán đám đông.
Một nhóm sinh viên MIT đã thành lập một trang web có tên Bonsai Kitty – chuyên nuôi mèo trong các chai lọ với hy vọng chúng sẽ có hình dáng như vật chứa nó. Năm 2000, khi trang web ra mắt, cả FIB cũng được huy động để điều tra vụ việc.
Năm 2010, email gửi đến cho báo San Francisco Chronicle nói rằng: một con cái voi lưng gù đã được các nhà bảo vệ môi trường địa phương giải thoát khỏi lưới đánh cá. Sau đó, con cá voi bơi vòng xung quanh, đẩy nhẹ vào từng thành viên trong đội cứu hộ để cảm ơn.
Thậm chí, email còn có ảnh con cá voi đưa vây ra như thể muốn bắt tay cảm ơn người cứu nó. Cả câu chuyện và bức ảnh đều là thật, tuy nhiên, chúng không liên quan gì với nhau vì hai sự kiện này xảy ra cách nhau tới 5 năm.
Năm 1994, Usenet đăng tải câu chuyện về một chú lùn biểu diễn lộn vòng trong rạp xiếc nhưng thay vì tiếp đất, chú lùn rơi thẳng vào miệng một con hà mã đang há và con hà mã lập tức nuốt xuống như một phản xạ.
Dù chỉ là một trò đùa nhưng tin tức này lại được đăng trên các mặt báo từ Manchester Evening News của Anh đến Sydney Daily Telegraph của Úc và Pattaya Mail của Thái Lan.
Năm 2007, tờ Guardian đăng tin Paris Hilton dùng uy tín của mình để lên tiếng “nhấn mạnh vấn đề voi say xỉn tại đông bắc Ấn Độ”. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện đều là giả mạo.
Tháng 03/2013, tờ Business Insider và nhiều báo điện tử khác đều đưa tin ba chú cá voi trong chương trình huấn luyện quân đội của Ukraina đã trốn thoát ra Biển Đen để giao phối với bạn tình.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ukraine đã nhanh chóng phủ nhận thông tin và tuyên bố họ không hề có chương trình huấn luyện cá heo mang dao và súng để tấn công đối thủ.