Tên lửa đẩy Ariane-5 được phát triển bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu nhằm mục đích phát triển kinh doanh không gian. Không thu được lợi nhuận, tên lửa này còn mất chi phí 7 triệu USD (khoảng 149 tỷ VND) để hoạt động trong hơn 10 năm và 500 triệu USD (tương đương 10,6 nghìn tỷ VND) cho hàng hóa và trang thiết bị. Vệ tinh Artemis tiêu tốn 850 triệu USD (khoảng 18 nghìn tỷ VND). Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã làm mất trắng một số tiền lớn khi gửi vệ tinh đến địa chỉ sai trong năm 2001, vệ tinh đã bỏ xa 18.000 cây số so với mục tiêu. Sau 18 tháng tái lập trình, Artemis đã được đẩy lên đúng quỹ đạo nhưng các khoản chi phí cũng tăng vọt đáng kể. Vệ tinh Glory – 424 triệu USD (khoảng 9 nghìn tỷ VND). Năm 2011, NASA thất bại trong việc phóng vệ tinh Glory vì lỗi tên lửa Taurus. Khoản tiền khổng lồ trên đã trở thành nỗi mất mát “không thể nói thành lời” của cơ quan hàng không Mỹ. Vệ tinh viễn thông cỡ lớn Express-AM4 của Nga làm mất khoản lớn 265 triệu USD (khoảng 5,6 nghìn tỷ) xuống lòng biển. Express AM-4 đã được cơ qua vũ trụ Liên bang Nga phóng bằng tên lửa Proton năm 2011 nhưng không đạt được quỹ đạo đích của nó. Theo kế hoạch, Express – AM4 có thời gian hoạt động 15 năm trên quỹ đạo, song nhà chức trách Nga đã cân nhắc và quyết định cho nó rơi xuống biển. Vệ tinh Naro-1 của Hàn Quốc – 450 triệu USD (khoảng 9,5 nghìn tỷ VND). Những nỗ lực của Hàn Quốc để khởi động Naro-1 đã kết thúc trong thất bại khi vệ tinh mất tích khỏi đường quỹ đạo dự định. Mars Climate Orbiter - 125 triệu USD (khoảng 2,7 nghìn tỷ VND). Tháng 9/1999 NASA cho phóng tàu thăm dò Mars Climate Orbiter, nhưng đã vĩnh viễn mất nó khi tàu đến sát hành tinh đỏ. Nguyên nhân của mất mát này được xác định do lỗi của những người điều khiển tàu. Máy bay do thám không người lái Global Hawk tiêu tốn 223 triệu USD (khoảng 4,7 nghìn tỷ VND). Trong thực tế, khi gặp hạn chế ngân sách, chiếc máy bay này đã được đề xuất ngừng hoạt động trong 5 năm để có thể tiết kiệm 2,5 tỷ USD vì không hoạt động hiệu quả.
Tên lửa đẩy Ariane-5 được phát triển bởi Cơ quan Vũ trụ châu Âu nhằm mục đích phát triển kinh doanh không gian. Không thu được lợi nhuận, tên lửa này còn mất chi phí 7 triệu USD (khoảng 149 tỷ VND) để hoạt động trong hơn 10 năm và 500 triệu USD (tương đương 10,6 nghìn tỷ VND) cho hàng hóa và trang thiết bị.
Vệ tinh Artemis tiêu tốn 850 triệu USD (khoảng 18 nghìn tỷ VND). Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã làm mất trắng một số tiền lớn khi gửi vệ tinh đến địa chỉ sai trong năm 2001, vệ tinh đã bỏ xa 18.000 cây số so với mục tiêu. Sau 18 tháng tái lập trình, Artemis đã được đẩy lên đúng quỹ đạo nhưng các khoản chi phí cũng tăng vọt đáng kể.
Vệ tinh Glory – 424 triệu USD (khoảng 9 nghìn tỷ VND). Năm 2011, NASA thất bại trong việc phóng vệ tinh Glory vì lỗi tên lửa Taurus. Khoản tiền khổng lồ trên đã trở thành nỗi mất mát “không thể nói thành lời” của cơ quan hàng không Mỹ.
Vệ tinh viễn thông cỡ lớn Express-AM4 của Nga làm mất khoản lớn 265 triệu USD (khoảng 5,6 nghìn tỷ) xuống lòng biển. Express AM-4 đã được cơ qua vũ trụ Liên bang Nga phóng bằng tên lửa Proton năm 2011 nhưng không đạt được quỹ đạo đích của nó. Theo kế hoạch, Express – AM4 có thời gian hoạt động 15 năm trên quỹ đạo, song nhà chức trách Nga đã cân nhắc và quyết định cho nó rơi xuống biển.
Vệ tinh Naro-1 của Hàn Quốc – 450 triệu USD (khoảng 9,5 nghìn tỷ VND). Những nỗ lực của Hàn Quốc để khởi động Naro-1 đã kết thúc trong thất bại khi vệ tinh mất tích khỏi đường quỹ đạo dự định.
Mars Climate Orbiter - 125 triệu USD (khoảng 2,7 nghìn tỷ VND). Tháng 9/1999 NASA cho phóng tàu thăm dò Mars Climate Orbiter, nhưng đã vĩnh viễn mất nó khi tàu đến sát hành tinh đỏ. Nguyên nhân của mất mát này được xác định do lỗi của những người điều khiển tàu.
Máy bay do thám không người lái Global Hawk tiêu tốn 223 triệu USD (khoảng 4,7 nghìn tỷ VND). Trong thực tế, khi gặp hạn chế ngân sách, chiếc máy bay này đã được đề xuất ngừng hoạt động trong 5 năm để có thể tiết kiệm 2,5 tỷ USD vì không hoạt động hiệu quả.